Nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc Việt Nam
Cánh cửa chạm Rồng - Chùa Keo, Thái Bình Chất liệu gỗ, được hoàn thành vào thế kỷ 17. Hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Ảnh Hương-Cinet(Cinet) |
Không chỉ là một bộ môn nghệ thuật thuộc ngành mỹ thuật Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc còn tạo nên giá trị nghệ thuật cao cho các công trình kiến trúc Việt Nam. Do đó, sẽ là thiếu sót khi nói đến kiến trúc Việt Nam mà không nhắc đến cái đã tạo hồn cho các công trình - nghệ thuật điêu khắc.
Nghệ thuật điêu khắc gắn bó và là bộ môn tạo hình không thể thiếu trong các công trình kiến trúc cổ. Điêu khắc không chỉ để điểm xuyết, trang trí nội ngoại thất cho công trình kiến trúc mà còn đưa công trình lên một tầm giá trị nghệ thuật mới. Trong các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc cung đình, đền, chùa…không thể thiếu sự kết hợp của điêu khắc.
Tại các công trình này từ mái, bệ cửa, bậc cấp, lan can cho đến cột kèo, xà bảy, hổ phù, cửa võng, cửa sổ…đều có trang trí chạm trổ tùy loại hình quy mô và thứ bậc công trình.
Các đề tài được khai thác để làm nội dung điêu khắc thường phản ánh tính chất phong kiến, tôn giáo, xã hội...Ví dụ như trong các công trình kiến trúc cung đình thì “Tứ Linh” ( Long – Ly – Quy – Phượng) rất phổ biến, ngoài ra một số hình ảnh như hạc, hổ, voi, ngựa…hình Tiên nữ cưỡi phượng, nhạc công.. cũng được sử dụng để điêu khắc trên từng phần của công trình. Trong kiến trúc đền chùa hình ảnh dễ gặp nhất là hình rồng, hoa sen, các chữ tượng hình… Những đề tài phản ánh sinh hoạt đời thường như trống đồng, thạp đồng, chèo thuyền, giã gạo, săn bắn…thường là nội dung trong các điêu khác dân gian..
Trong sáng tạo nghệ thuật, những người thợ thủ công Việt Nam đã đưa cả các hiện tượng thiên nhiên như trời, mây, sông nước, ngọn lửa vào tác phẩm của mình. Không chỉ có vậy, với khả năng sáng tạo tài tình, họ còn cách điệu, biến hình những đề tài nêu trên để tạo nên những tác phẩm điêu khắc, những công tình nghệ thuật có giá trị cao.
Phương thức thể hiện nghệ thuật điêu khắc chủ yếu là trên gỗ, vì xưa kia các công trình kiến trúc tại Việt Nam hầu hết được làm từ gỗ. Cách điêu khắc là chạm nổi và chạm thủng. Trang trí chạm nổi phổ biến trên các cấu kiện bộc lộ và thuận thiện tầm nhìn con người ở cả nội và ngoại thất. Trang trí chạm thủng có thể xem được cả hai mặt, cách trang trí này thường thấy ở các cửa võng. Còn mố số chạm khắc được thể hiện bằng vật liệu đất nung hoặc đá, cách điêu khắc này thường bắt gặp ở các bậc thềm, lan can.
Có thể nói, những công trình kiến trúc cổ Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam sẽ không thể có được vẻ hoàn mỹ và giá trị nghệ thuật cao nếu như thiếu đi phần điêu khắc. Với điêu khắc, những kiến trúc đơn điệu như cột kèo, cửa sổ, lan can đều trở nên hấp dẫn và trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Nghệ thuật tạo hình chạm trổ đã để lại cho dân tộc một kho tàng hiện vật nghệ thuật khá phong phú và đa dạng. Ở những công trình này, người ta có thể nhìn thấy thời kỳ vàng son, quá khứ hào hùng của dân tộc Việt. Cũng chính nhờ nghệ thuật điêu khắc mà kiến trúc Việt Nam trở nên khắc biệt, độc đáo và không trùng lặp với các quốc gia khác trên thế giới.
Với những đóng góp tích cực của nghệ thuật điêu khắc trong các công trình kiến trúc mà bộ môn này trở thành một phần không thể thiếu của nền mỹ thuật Việt Nam. Tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, có riêng một khu vực giới thiệu về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, điều này thể hiện sự trân trọng và khẳng định điêu khắc là phần không thể thiếu, góp phần hình thành phong cách kiến trúc cổ Việt Nam.
Nghệ thuật điêu khắc gắn bó và là bộ môn tạo hình không thể thiếu trong các công trình kiến trúc cổ. Điêu khắc không chỉ để điểm xuyết, trang trí nội ngoại thất cho công trình kiến trúc mà còn đưa công trình lên một tầm giá trị nghệ thuật mới. Trong các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc cung đình, đền, chùa…không thể thiếu sự kết hợp của điêu khắc.
Tại các công trình này từ mái, bệ cửa, bậc cấp, lan can cho đến cột kèo, xà bảy, hổ phù, cửa võng, cửa sổ…đều có trang trí chạm trổ tùy loại hình quy mô và thứ bậc công trình.
Các đề tài được khai thác để làm nội dung điêu khắc thường phản ánh tính chất phong kiến, tôn giáo, xã hội...Ví dụ như trong các công trình kiến trúc cung đình thì “Tứ Linh” ( Long – Ly – Quy – Phượng) rất phổ biến, ngoài ra một số hình ảnh như hạc, hổ, voi, ngựa…hình Tiên nữ cưỡi phượng, nhạc công.. cũng được sử dụng để điêu khắc trên từng phần của công trình. Trong kiến trúc đền chùa hình ảnh dễ gặp nhất là hình rồng, hoa sen, các chữ tượng hình… Những đề tài phản ánh sinh hoạt đời thường như trống đồng, thạp đồng, chèo thuyền, giã gạo, săn bắn…thường là nội dung trong các điêu khác dân gian..
Trong sáng tạo nghệ thuật, những người thợ thủ công Việt Nam đã đưa cả các hiện tượng thiên nhiên như trời, mây, sông nước, ngọn lửa vào tác phẩm của mình. Không chỉ có vậy, với khả năng sáng tạo tài tình, họ còn cách điệu, biến hình những đề tài nêu trên để tạo nên những tác phẩm điêu khắc, những công tình nghệ thuật có giá trị cao.
Những hình ảnh điêu khắc trên các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh Hương-Cinet |
Phương thức thể hiện nghệ thuật điêu khắc chủ yếu là trên gỗ, vì xưa kia các công trình kiến trúc tại Việt Nam hầu hết được làm từ gỗ. Cách điêu khắc là chạm nổi và chạm thủng. Trang trí chạm nổi phổ biến trên các cấu kiện bộc lộ và thuận thiện tầm nhìn con người ở cả nội và ngoại thất. Trang trí chạm thủng có thể xem được cả hai mặt, cách trang trí này thường thấy ở các cửa võng. Còn mố số chạm khắc được thể hiện bằng vật liệu đất nung hoặc đá, cách điêu khắc này thường bắt gặp ở các bậc thềm, lan can.
Lan can tại chùa Tháp Bút, tỉnh Bắc Ninh. Chất liệu đá, được hoàn thành năm 1647. Ảnh Hương-Cinet |
Rồng là hình tượng thường thấy trên các điêu khắc cổ của Việt Nam. Ảnh Hương-Cinet |
Có thể nói, những công trình kiến trúc cổ Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam sẽ không thể có được vẻ hoàn mỹ và giá trị nghệ thuật cao nếu như thiếu đi phần điêu khắc. Với điêu khắc, những kiến trúc đơn điệu như cột kèo, cửa sổ, lan can đều trở nên hấp dẫn và trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Nghệ thuật tạo hình chạm trổ đã để lại cho dân tộc một kho tàng hiện vật nghệ thuật khá phong phú và đa dạng. Ở những công trình này, người ta có thể nhìn thấy thời kỳ vàng son, quá khứ hào hùng của dân tộc Việt. Cũng chính nhờ nghệ thuật điêu khắc mà kiến trúc Việt Nam trở nên khắc biệt, độc đáo và không trùng lặp với các quốc gia khác trên thế giới.
Với những đóng góp tích cực của nghệ thuật điêu khắc trong các công trình kiến trúc mà bộ môn này trở thành một phần không thể thiếu của nền mỹ thuật Việt Nam. Tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, có riêng một khu vực giới thiệu về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, điều này thể hiện sự trân trọng và khẳng định điêu khắc là phần không thể thiếu, góp phần hình thành phong cách kiến trúc cổ Việt Nam.
Nguồn: http://cinet.vn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét