ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL - TỔ HỢP GIÁO DỤC QUỐC TẾ HOÀNG GIA - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRẺ EM VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT -TINH THẦN - TRÍ TUỆ VÀ NHÂN CÁCH - LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN - HOTLINE: 0902641618

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCM

HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCMDù cho con bạn tham gia tập luyện môn võ thuật nào đi nữa, thì đó đều là sự lựa chọn rất tốt. Các môn võ Thiếu lâm, Vovinam, Taekwondo, Karate, Hapkido, Judo, Aikido... đều có những phương thức rèn luyện kỹ năng thể chất và tinh thần, đều hướng thiện, hướng tới võ đạo, khác với các môn thể dục thể thao khác.

Tuổi bắt đầu cho con trẻ học võ là từ 6 trở lên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong lứa tuổi con trẻ phát triển thể chất và cũng là lúc các cháu bước đầu đi học, thói quen tập luyện võ thuật giúp các cháu phát triển thể chất, tăng cường hệ miễn dịch.

Trong xã hội ngày nay, tình trạng ức hiếp, bạo lực, bắt nạt khá phổ biến trong học đường. Nếu con trẻ thiếu tự tin, mặc cảm sẽ dễ trở thành mục tiêu của những kẻ thích bắt nạt, tấn công. Biết võ giúp trẻ tự tin, khiến kẻ bắt nạt phải dè chừng. Con bạn được tập luyện sức mạnh qua những cú đấm thường xuyên trong võ đường, chúng có thể tự vệ. Một quả đấm tung thật mạnh vào chỗ hiểm khi bị kẻ khác quật xuống sẽ là cơ hội cho trẻ thoát thân khi đối phương to con, mạnh mẽ hơn.

Con bạn sẽ được rèn tính kỷ luật ngay từ khi bước chân vào học võ. Khả năng quan sát, tính kiên nhẫn, học cách giao tiếp, học lễ phép, biết kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, biết chia sẻ, có tinh thần đồng đội..v.v.. Đó là những điều hay lẽ phải mà các võ đường sẽ đem lại cho con trẻ.
HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCM
Học võ mang lại cho con rất nhiều kỹ năng quan trọng
Võ đường cũng là nơi con trẻ đến để tập luyện võ thuật, chống bệnh tật, béo phì, giúp tiêu hao năng lượng, những vấn nạn sức khỏe trong thời đại công nghiệp ngày nay.
Tập luyện võ thuật chắc chắn sẽ đem đến cho con trẻ một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, tránh những khoảng thời gian vô bổ các cháu vùi đầu vào chơi game hoặc coi TV.

Võ đường khác với trường học ở chỗ tại võ đường, tinh thần kỷ luật được đề cao. Các cháu học cách tôn trọng, giúp đỡ đồng môn, tinh thần đồng đội, trách nhiệm, nghĩa vụ của môn sinh, phát huy khả năng lãnh đạo, biết chia sẻ, khiêm cung. Ngoài ra, võ đường cũng là nơi vui chơi cùng các anh chị võ sinh khác.
HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCM
Hiện nay cho con đi học võ đang được rất nhiều bố mẹ ủng hộ
Hãy cho con trẻ tập luyện võ thuật thường xuyên để các con được tiến bộ. Các bậc phụ huynh nên cố gắng sắp xếp thời gian định kỳ trong ngày hoặc trong tuần để đưa các con đến với các võ đường. Đó cũng là cách chuẩn bị cho trẻ hành trang để khi trưởng thành, trẻ có thể bước vào đời với niềm tự tin trong xã hội. "Tập luyện võ thuật ngày hôm nay, sẽ có ích cho ngày mai".


ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: www.vothuathoanggia.com - Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Hành trình làm mẹ và câu chuyện học vẽ ở tuổi 32

Cuộc đời chúng ta có lẽ sẽ phải học rất nhiều điều và mẹ cũng vậy có quá nhiều thứ cần học hỏi, mẹ sẽ cố gắng từ những điều nhỏ nhất để có thể hiểu con hơn.

32 tuổi, tôi bắt đầu đăng kí 1 lớp học vẽ sơ cấp tại cung thiếu nhi tỉnh. Có lẽ khi mới nghe tới đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng, tôi đăng kí lớp học vẽ này cho cậu con trai, nhưng điều đặc biệt bởi tôi đăng kí cho mình chứ không phải cho con.
Bé thích vẽ lắm nhưng con còn nhỏ quá (31 tháng tuổi) nên chưa có chỗ nào nhận dạy trẻ học vẽ ở tầm tuổi đó cả. Là một người mẹ có thể tự chủ về thời gian trong ngày nên tôi quyết định mình sẽ đi học thay con, một điều nghe thật nhẹ nhàng, nhưng không ít chông gai.
Hình ảnh minh họa cho việc học tập của các con (Ảnh: thethaovanhoa.vn)
Trong hồi ức còn sót lại, tôi rất thích được tập tô, tập vẽ, nhưng do hoàn cảnh gia đình sống ở vùng nông thôn nghèo, thời kì chỉ đủ ăn là tốt lắm rồi chứ mơ mộng gì đến các lớp học vẽ, học đàn... 
Lúc còn nhỏ, tôi dừng lại ở cấp độ thích được vẽ; rồi vào cấp 1 được học chữ, học đếm, học cộng trừ nhân chia; vào cấp 2 thì học thêm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý... và đến cấp 3 là học sao cho đỗ đại học. 
Vậy nên, khả năng của tôi chỉ dừng lại ở mức thích vẽ chứ không thể vẽ nổi một bức ra hình. Chỉ cần vẽ xong, một là tôi xóa ngay nếu nó ở bảng, hai là vo tròn luôn nếu "bức họa sống động" kia được vô hình đưa nét trên trang giấy.
Nhưng có lẽ, cuộc sống luôn bắt ta phải tự rèn luyện để cuộc sống của mình được tốt đẹp hơn, thú vị hơn và hoàn thiện hơn. Và, có lẽ, khả năng vẽ vời của tôi sẽ mãi dừng ở mức xấu hay đẹp thôi nếu như tôi không có con, không làm mẹ.  
Việc cho con trẻ học vẽ, biết vẽ sẽ đơn giản hơn khi các gia đình có bố mẹ hoặc ai đó biết vẽ, nhưng với tôi mọi khó khăn sẽ nhân lên gấp đôi bởi tôi là bà mẹ đơn thân phải nuôi con một mình. 
Khi mình vẽ con gà nhưng nó lại giống một con chim bị dị dạng thì làm sao có thể dạy cho con? Trong khi đó, giáo dục mầm non bây giờ, các cô giáo chỉ đủ thời gian trông trẻ, cho trẻ ăn, cho trẻ chơi; giáo dục tiểu học thì quá áp lực từ việc dạy chữ, rèn nét chữ đến đoán nết người…
6 tuổi trẻ phải vào lớp một, đây là bước đi quan trọng trước ngưỡng cửa cuộc đời của các con. Mỗi ngày con sẽ học 8 tiếng tại trường - chưa kể thời gian học thêm vào buổi chiều, buổi tối hay ngày nghỉ, vậy các con chơi vào lúc nào? Chúng ta, sẽ chơi với con như thế nào?
Có chăng, chúng ta chỉ có thể chơi với con vào mỗi sáng sớm trước khi con đi học và buổi tối trước lúc con lên giường. Ngày nghỉ cuối tuần, chúng ta phải cắm mặt vào dọn dẹp nhà cửa, nội trợ rồi mua sắm… 
Đã bao giờ chúng ta tự hỏi, tại sao trẻ con mầm non đi học mà phải kì kèo, mặc cả với bố mẹ từ tối hôm trước là ngày mai cho con nghỉ ở nhà, hay mai cô giáo ốm rồi mẹ ơi...Đó là những biểu hiện nhẹ nhàng nhất cho việc bé không thích đến trường, nhưng nặng hơn nữa là khóc lóc, lăn lộn… nhất quyết không đi lớp.
Nếu ai không hiểu chuyện sẽ nghĩ rằng mình vừa bạo hành con, nặng hơn nữa là sẽ bị chặn xe, hỏi rõ lí lịch xem có đúng là phụ huynh của bé hay không, nếu phụ huynh nào nóng giận không chứng minh, giải thích hay nói rõ ràng sẽ bị liệt vào danh sách “kẻ bắt cóc trẻ em”.
Trẻ thơ với trí tưởng tượng siêu phàm, nếu có phần mềm hay công nghệ chụp chiếu để đi sâu vào trí não của các bé, tôi nghĩ rằng, tất cả các bé đều trở thành những nhà thiên tài trên mọi chủ đề, lĩnh vực… 
Có thể, từ  thiên nhiên hoang dã của những chú hươu cao cổ, ngựa vằn, sư tử cho đến thế giới cổ đại khủng long bạo chúa. Rồi đến thế giới đại dương mênh mông kì bí của những chú cá heo, cá mập, chưa kể đến thế giới côn trùng... rồi đến khoa học viễn tưởng bay lên mặt trăng, người nhện siêu phàm bắn súng bằng ngọn... rau muống… 
Thế giới người lớn của chúng ta liệu có được muôn màu muôn vẻ, đầy ắp âm thanh, hình ảnh, trải dài trên mọi lĩnh vực như vậy? Làm sao chúng ta có thể tưởng tượng được những điều lý thú đó? Nếu có cũng chỉ là những câu chuyện quá logic, 1 chủ đề nhất định, quá cứng nhắc, lối mòn. 
Giá như, người lớn chúng ta có thể chụp chiếu, rồi viết ra những câu chuyện được tưởng tượng trong suy nghĩ của các con, thì có lẽ, thế giới văn chương kia sẽ có nhiều, rất nhiều tác phẩm bất hủ, những tác phẩm khiến ta phải cười, phải khóc và phải suy ngẫm, phải học tập. Đó cũng là lý do thôi thúc tôi đăng kí 1 lớp học vẽ cơ bản ở cái tuổi 32 này. 
Cô giáo dạy vẽ sợ tôi sẽ nghỉ giữa chừng vì các bạn học của tôi chỉ là những bé học sinh cấp một, bởi “Cô chưa từng dạy học sinh nào đi học vẽ để về dạy cho con cả. và không phải tất cả các phụ huynh đều biết vẽ cơ bản, thậm chí có rất nhiều phụ huynh còn vẽ rất xấu, xấu hơn con rất nhiều, nhưng chưa có ai đi học để về dạy con”.
Chưa ai đi học vẽ để về dạy con hay sao? Chưa ai cố gắng học tiếng anh để dạy con hay sao?
Chưa ai cố gắng dành thời gian đọc sách chỉ để kể cho con nghe những câu chuyện hay sao?
Vậy thì khi nói chuyện hay chơi với chúng, chúng ta sẽ nói chuyện gì? 
Dù còn nhỏ, nhưng các con đã bắt đầu có tư duy, việc làm mẹ đã khó, làm mẹ thông minh, sống tình cảm còn khó hơn rất nhiều. 
Một vấn đề đặt ra, phải chăng hiện nay, phụ huynh chúng ta đã quá phó mặc con cái cho chính các thầy cô giáo. Vậy có thực sự tốt? Dù là vấn đề dễ nhất như vẽ những con vật xung quanh hay khó hơn là việc ta phải dạy con sống, suy nghĩ, nhận thức ra sao? 
Tôi lo lắng vô cùng, liệu tôi có thể đồng điệu với các bạn nhỏ đó trong những bức vẽ đồng đội, vẽ thiên nhiên hay cảnh vật; liệu một người trưởng thành như tôi có thể vượt qua khóa học khó khăn nhưng đầy ý nghĩa này...
Nhưng chắc chắn một điều, sau khóa học khó khăn này, tôi sẽ có thêm kinh nghiệm để hiểu về con trẻ, và hơn ai hết tôi sẽ dạy cho con của mình vẽ được “con gà” như tôi mong muốn. 
Bạn có thể vẽ lên những câu chuyện tưởng tượng của mình khi bạn cảm thấy thoải mái nhất và khi  được ở bên những người yêu thương, cảm xúc và trí tưởng tượng của bạn sẽ được thăng hoa.  
Gửi đến con yêu dấu của mẹ một lời xin lỗi. Xin lỗi con vì mẹ đã không dành thật nhiều thời gian của mình để chơi đùa, học tập, lắng nghe và chia sẻ cùng con. 
Cuộc đời chúng ta có lẽ sẽ phải học thật nhiều điều và mẹ cũng vậy, có quá nhiều thứ mẹ cần phải học hỏi, mẹ sẽ cố gắng từ những điều nhỏ nhất để mẹ có thể hiểu và yêu con nhiều hơn.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn

Trẻ em Mỹ được tự học cầm bút viết như thế nào?

Điều kiện tiên quyết trước khi con vào vỡ lòng ở Mỹ hay lớp 1 ở Việt Nam là con phải biết cầm bút đúng cách, cho dù là tay phải hay tay trái. 
Trẻ cầm bút một cách chắc chắn sẽ viết rất nhanh, đỡ mỏi và lòng tự tin cũng dâng cao khi trẻ bắt chước được chữ cái. Trong khi đó, trẻ ít tiếp xúc với các dụng cụ viết sẽ mau mỏi, viết chậm, dễ nản lòng và cảm thấy tự ti trong những ngày đầu đi học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập lâu dài của con.
Do đó, các bậc cha mẹ ở Mỹ giới thiệu bút cho con từ rất sớm, tức là từ khi trẻ cầm nắm được. Thế nhưng tâm thế của họ là con cầm bút để chơi và dần dần con sẽ học được cách cầm bút đúng trong suốt 5 năm trước khi học vỡ lòng, khác với một số phụ huynh ở Việt Nam nháo nhào đưa con đi học thêm để con được cô rèn chữ viết trước khi vào lớp 1. 
Nếu so sánh, bạn thấy đứa trẻ ở Mỹ hay Việt Nam được chuẩn bị tốt hơn và có tâm lý thoải mái hơn? 
Tôi may mắn có một năm tình nguyện ở một trường tiểu học. 
Giờ học bắt đầu tầm 45 phút thì tới giờ các cô giáo dạy tiếng Anh cho trẻ không phải bản xứ đi đến các lớp đón các em đến phòng riêng của bộ môn tiếng Anh. 
Trên hành lang bên ngoài lớp, tôi có thấy một vài cái bàn đặt rải rác. Ở đó, có thể có một em học sinh ngồi tập viết hoặc làm toán bên cạnh tình nguyện viên, để đảm bảo rằng “Không có trẻ nào bị bỏ rơi phía sau” (“No child left behind”). 
Tuy lớp học có tầm 10-24 học sinh và 2 giáo viên, nhưng giáo viên cũng chỉ hướng dẫn các em cầm viết cho đúng rồi thôi, không có cầm tay hay gò nét chữ gì cả. 
Ngay cả tình nguyện viên bên ngoài lớp học cũng chỉ hướng dẫn và quan sát các em tự rèn luyện mà thôi.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Trẻ ở độ tuổi khác nhau thì cách cầm bút khác nhau, tùy theo giai đoạn phát triển của cơ thể cũng như sự thuần thục của các kỹ năng. Trẻ từ 1-2 tuổi thường dùng nguyên lòng bàn tay và các ngón tay để cầm bút, gọi là Fisted Grasp. Và khi trẻ nguệch ngoạc thì trẻ chưa dùng được sự linh hoạt của các ngón tay và cổ tay mà lại chuyển động vai và khuỷu tay. 
Giia đoạn 1: Trẻ cầm bút bằng cả lòng bàn tay và các ngón tay
Trẻ 2-3 tuổi vẫn còn dùng nguyên nắm tay để cầm bút nhưng ngón trỏ chỉ xuống. Lúc này trẻ có thể vẽ được các đường cong và đường thẳng nhưng biên độ đường vẽ vẫn rất lớn và chưa có độ chính xác. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Giai đoạn 2: Trẻ vẫn dùng lòng bàn tay và các ngón tay nắm lại nhưng ngón trỏ chỉ xuống
Từ 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi thì trẻ có thể cầm phấn hoặc bút màu bằng ngón cái và ngón trỏ, đồng thời tì bút vào đốt ngón tay giữa, cách cầm này gọi là Static Tripod. Cũng có thể bạn thấy trẻ khác dùng cả 4 ngón tay ngoại trừ ngón út để cầm bút, được gọi là Static Quadrupod. Lúc này cổ tay của trẻ đã có thể di chuyển linh hoạt hơn và trẻ không cần phải tì cả cánh tay vào bề mặt để vẽ hoặc viết nữa. Đây là một bước nhảy quan trọng trong việc cầm bút.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Giai đoạn 3
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Giai đoạn 4: Trẻ dùng 4 ngón tay để cầm bút
Từ 4 tuổi rưỡi đến 5 tuổi, trẻ vẫn dùng 3 hoặc 4 ngón tay để cầm bút, tuy nhiên ngón đeo nhẫn và ngón út đã ẩn vào sát lòng bàn tay giúp cố định hình vòm bàn tay và cổ tay linh hoạt hơn. Chuyển động viết của trẻ bây giờ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào vai và khuỷu tay nữa. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Cách cầm bút này giúp trẻ vẽ hoặc tô màu chính xác hơn. Trẻ có thể tô trong đường kẻ, không  bị lan ra ngoài, vẽ được nhiều chi tiết hơn. Và khi bạn thấy trẻ cầm bút như thế này liên tục nhiều lần, tức là trẻ đã gần sẵn sàng để tập viết.
Giai đoạn 5: Trẻ dùng 3 ngón tay để cầm bút
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Giai đoạn 6
Vậy nếu trẻ đã đến tuổi đi học mà vẫn không cầm được bút bằng 3 hoặc 4 ngón tay như trên thì sao? Nhiều phụ huynh Mỹ đã chia sẻ nhiều mẹo để giúp con cầm bút đúng. Cách thứ nhất là dùng dây cao su cột vào bút để giúp con cố định bút viết. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Cách thứ hai là họ cho con một miếng bông gòn, bảo con dùng 2 ngón đeo nhẫn và ngón út để giữ bông gòn, trong khi 3 ngón còn lại cầm bút. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Cách thứ ba là dùng kẹp quần áo để kẹp bút.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Cách thứ tư là tập cho con làm dấu hiệu tay OK, sau đó bảo con cầm bút giữa ngón tay và cuộn tròn 3 ngón còn lại vào lòng bàn tay. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Tuy nhiên, cách bền vững nhất vẫn là cho con chơi các hoạt động giúp khỏe các cơ nhỏ ở bàn tay như các gợi ý dưới đây:
- Luồn các hạt bẹt vào dây để làm vòng đeo tay, đeo cổ. Nếu nhà không có hạt bẹt, bạn có thể tận dụng ống hút, cắt ra thành miếng nhỏ và cho trẻ luồn chỉ qua.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Chơi bột nặn với các động tác như lăn bột, se bột, vặn bóp bột, có thể dùng các dụng cụ như đồ giập tỏi để cho trẻ tăng cường cơ các ngón tay.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Tập dùng kéo. Cho trẻ dùng dụng cụ bấm lỗ để bấm giấy. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Dùng các que gắp hoặc kẹp quần áo để gắp đồ vật.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Cùng hát và làm các động tác tay theo các bài hát. Ở Mỹ các bài hát này khá nhiều như: Itsy bitsy spider, The wheels on the bus…
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Làm thủ công với đa dạng vật liệu: hộp giấy, băng keo...
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Các trò chơi xây dựng như xây khối gỗ, Lego hoặc các trò chơi xây dựng khác.
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

- Để trẻ tự thực hiện các hành động phù hợp với lứa tuổi. Trẻ 7 tháng có thể tự bốc thức ăn, qua 1 tuổi có thể dùng muỗng và 3 tuổi dùng đũa để tự ăn. Trẻ 3 tuổi có thể tự mặc đồ và cài nút, trẻ 4 tuổi có thể tự kéo dây khóa. Trẻ 5 tuổi đã có thể tự dùng giấy sau khi đi vệ sinh xong. 
học sinh, lớp 1, giáo dục Mỹ

Trẻ em Việt Nam đa số được đi nhà trẻ đều có cơ hội làm thủ công, múa hát và chơi bột nặn. Khi về nhà, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con chơi nhiều hơn và tự mình thực hiện những hành vi chăm sóc cá nhân nhiều hơn để bé có cơ hội rèn luyện kỹ năng của mình. 
Khi các cơ vận động tinh phát triển thì trẻ sẽ cầm bút dễ dàng hơn, khi viết chữ cũng rõ ràng. Thay vì bắt con ngồi rèn chữ viết 30 phút đồng hồ, bạn hãy cho con chơi bột nặn 30 phút, đọc sách cùng với con, cung cấp sẵn viết và bút chì màu ở nơi thuận tiện để khi con muốn, con có thể có phương tiện để vẽ và kể những câu chuyện của mình. Những hoạt động đơn giản trên đều dễ dàng thực hiện được ở ở bất cứ đâu. 
Hãy tạo cho con tinh thần tích cực đối với việc cầm bút và tập viết, con sẽ cảm thấy háo hức hơn khi đón chào năm học mới.
Theo vietnamnet.vn

HỌC ĐÁNH ĐÀN CHƠI NHẠC CỤ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH HCM

Trẻ con còn có rất nhiều hoạt động vui chơi và rèn luyện kĩ năng sau giờ học. Đá bóngvõ thuật hay chạy bộ là những hoạt động phổ biến để bé tăng cường sức khỏe và nâng cao thể lực. Bên cạnh những hoạt động đó, hãy cho bé học một loại nhạc cụ là cách giúp bé phát triển toàn diện, cả về thể lực, trí tuệ và tình cảm.
Vì sao nên cho con học nhạc cụ?
Khi học một loại nhạc cụ, bé có thể là một nhạc công hay một nhạc sĩ vĩ đại trong tương lai, có thể không. Nhưng chắc chắn rằng trẻ sẽ thể hiện tốt hơn khi học tập trên lớp, phong thái đàng hoàng…
HỌC ĐÁNH ĐÀN CHƠI NHẠC CỤ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH HCM
Âm nhạc luôn mang đến những giây phút thư giãn tuyệt vời
Khi bắt đầu chơi nhạc cụ, bé cần biết hiểu về âm điệu, giai điệu, thang âm và học cách cảm thụ sự khác biệt giữa các giai điệu và thang âm đó. Âm nhạc có thể mở rộng trí não của trẻ, giúp trẻ hiểu hơn các lĩnh vực toán học. Ngoài ra, các lớp học nhạc cụ còn hướng dẫn trẻ những kiến thức vật lý cơ bản như sự hòa âm và dao động.
Những nhạc cụ cụ thể có những cách chơi và điều khiển riêng. Lợi ích khi cho bé học một loại nhạc cụ thể hiện qua việc trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và vận động, vì các loại nhạc cụ khác nhau đòi hỏi những tư thế khác nhau, thông qua những cử động nhịp nhàng của bàn tay, cánh tay và bàn chân. Nhạc cụ có dây hoặc bàn phím, như đàn piano và violin đòi hỏi những cử động cùng lúc từ tay trái và tay phải. Điều đó cũng giống như hành động một tay vẽ hình tròn, một bên vẽ hình vuông vậy. Khi sử dụng quen thuộc những loại nhạc cụ như vậy, trẻ sẽ biết tư thế để giúp cho mình thoải mái, mà vẫn giữ được sự tự nhiên.
HỌC ĐÁNH ĐÀN CHƠI NHẠC CỤ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH HCM
Cho con học nhạc giúp phát triển nhiều kỹ năng quan trọng
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ ở các bộ phận khác nhau có thể giúp trẻ phát triển những môn giải trí khác như khiêu vũ và chơi thể thao.
Những giờ học nhóm đòi hỏi trẻ phải tương tác và giao tiếp với các bạn, khuyến khích kỹ năng làm việc nhóm, vì trong một số trường hợp, trẻ cần phối hợp với các bạn khác trong lớp để cùng chơi một bản nhạc. Nếu trẻ chơi một bản nhạc quá lớn tiếng hoặc quá nhanh, bé cần biết cách điều chỉnh.  Điều quan trọng là bé nhận thức được vai trò của mình – một cá thể nhỏ trong tập thể lớn.
HỌC ĐÁNH ĐÀN CHƠI NHẠC CỤ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH HCM
Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ sớm là lựa chọn của nhiều bố mẹ
Để có thể học một loại nhạc cụ nhuần nhuyễn, ngoài luyện tập loại nhạc cụ đó mỗi ngày, trẻ cần có sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn giúp trẻ có động lực học tập và rèn luyện lâu dài, thay vì cảm thấy chán nản và bỏ ngang. Trẻ cần phải bền bỉ rèn luyện qua mỗi giờ, mỗi tháng, có thể là cả nhiều năm nếu trẻ thực sự kiên trì, với mong muốn hoàn thành mục tiêu đã đề ra với loại nhạc cụ mình đã chọn chơi.
Tính kỷ luật là một đức tính có thể nâng cao thông qua rèn luyện chơi nhạc cụ hoặc bất cứ một môn thể thao hay môn học nào. Việc đến lớp học và tham gia cùng các bạn, các bé cũng cần thực hiện theo đúng kỷ luật, như tôn trọng các bạn, chăm chú nghe lời thầy cô giảng và biết chờ đợi đến lượt mình (khi thầy cô chỉ định biểu diễn trước cả lớp, hoặc để được thầy cô sửa lỗi sai).
HỌC ĐÁNH ĐÀN CHƠI NHẠC CỤ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH HCM
Nếu bạn thích những phím đàn hãy đăng ký một khóa học ngay hôm nay
Trẻ có thể khám phá ra vai trò của âm nhạc trong các nền văn hóa khác nhau, thông qua việc học và chơi các loại nhạc cụ khác nhau. Tùy vào từng loại nhạc cụ khác nhau, trẻ có thể hiểu về văn hóa của từng quốc gia hay khu vực khác nhau. Ví dụ, khi học cách chơi violin hay piano, trẻ hiểu về phong cách âm nhạc được biểu diễn theo ban nhạc, dàn nhạc, theo phong cách nhạc cổ điển hoặc nhạc jazz.
Việc cho trẻ tiếp xúc và hiểu về các nền văn hóa khác nhau từ lúc còn bé sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần và trí tuệ của trẻ, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về những truyền thống, phong tục của nhiều vùng miền trên thế giới.
Cho bé học một loại nhạc cụ sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đến việc rèn luyện kĩ năng và tính cách của trẻ. Mẹ  muốn cho bé học một loại nhạc cụ ngay không nào?!!!

KHAI GIẢNG KHÓA HỌC PIANO - ORGAN GUITAR 
day hoc piano organ guitar

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 




HỆ THỐNG TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA NGÔI SAO NHỎ
day hoc piano organ guitar quan 2
---------------------------------------------------------------------------------

Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

Email: amnhachoanggia@gmail.com

Hotline: 0989731783 - 0902641618

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618