ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL - TỔ HỢP GIÁO DỤC QUỐC TẾ HOÀNG GIA - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRẺ EM VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT -TINH THẦN - TRÍ TUỆ VÀ NHÂN CÁCH - LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN - HOTLINE: 0902641618

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

10 việc nhỏ giúp con bạn thành đứa trẻ tự tin


Cho con tập chơi một loại nhạc cụ, thường xuyên đưa bé đến chỗ lạ... sẽ giúp con bạn trở nên mạnh dạn hơn.
Joe DeProspero là một chuyên gia về giáo dục trẻ, có nhiều bài viết về chủ đề này trên các trang Parents.comThe Good Men Project, và The Huffington Post. 
Ông cho rằng, nhiều bố mẹ đầu tư công sức thời gian nghĩ cách làm sao cho con ngoan, ăn được nhiều, đạt điểm tốt nhưng lại lơ là giúp trẻ xây dựng lòng tự tin. Dưới đây là chia sẻ của ông về cách bố mẹ giúp con trở nên tự tin từ những điều đơn giản:
Không cười các ý tưởng của con, dù chúng kỳ quặc thế nào
Cũng như người lớn, trẻ con muốn được coi trọng. Khi bị cười chê, bản năng của trẻ là nổi giận, thu mình lại và không chia sẻ các ý tưởng nữa vì sợ lại bị đối xử như vậy.
Hơn nữa, trẻ vốn nhìn thế giới qua một lăng kính hoàn toàn khác người lớn. Bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên về những điều nghe được khi thể hiện cho trẻ thấy mình lắng nghe và coi trọng ý kiến của bé.
Đưa trẻ tới những nơi mới, gặp người lạ
"Cậu con trai 6 tuổi của tôi thích thể thao nên tôi rủ con đi cùng tới một bữa tiệc của nhóm bạn hay chơi bóng cùng. Ở đó không có trẻ con và tôi thông báo cho con biết điều đó. Bé do dự một lúc nhưng sau đó đồng ý đi.
Tại bữa tiệc, rõ ràng con không hoàn toàn thoải mái và không biết nên cư xử thế nào, đặc biệt khi bé chỉ biết tôi và chủ nhà. Nhưng sau một lúc, con bắt đầu trò chuyện về phim ảnh, bóng đá và cười đùa như một thành viên của nhóm", Joe DeProspero kể.
Việc hữu ích để xây dựng sự tự tin chính là để bản thân có thật nhiều trải nghiệm không quen thuộc.
Cho trẻ học chơi một nhạc cụ
Chơi nhạc cụ có nhiều ý nghĩa tích cực với trẻ. Khi con ở độ tuổi nhất định, với sự phát triển tương đối về thể chất và tinh thần, học chơi một nhạc cụ không chỉ giúp bé giải tỏa căng thẳng mà còn thúc đẩy sự tự tin ở con.

Cho bé tham gia vào việc bếp núc
Hầu hết trẻ đều quan tâm đến việc ăn uống hơn là làm bếp nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về ảnh hưởng của trải nghiệm này ở trẻ. "Một buổi sáng, tôi nhờ con trai làm 'trợ lý bếp trưởng' khi làm bánh. Nhiều sáng sau, bé năn nỉ được vào bếp và luôn rất tự hào về thành phẩm cuối cùng", Joe kể.
Ăn mừng thành công của trẻ
Trẻ rất thích khi nhận được sự tán thưởng về những điều mình làm, cũng như người lớn thôi. Điều quan trọng là khích lệ để tự trẻ muốn cố gắng hơn nữa và hiểu rằng mọi nỗ lực đều mang lợi lại ích và đáng được tán thưởng, chứ không chỉ là thành quả.

Để trẻ dạy bạn điều gì đó
Để con tin rằng trẻ biết điều gì đó mà bố/mẹ không biết là một ý hay. Một mẹo chơi bài, một bản đàn piano hay bất cứ thứ gì mà trẻ thông thạo đều hiệu quả. Khích lệ con chia sẻ kiến thức của mình (mà không huênh hoang) với bạn và những người khác sẽ khiến trẻ tự tin hơn.
10-viec-nho-giup-con-ban-thanh-dua-tre-tu-tin
Kích hoạt khả năng sáng tạo của trẻ
Hầu hết những người nghĩ rằng mình không sáng tạo bởi vì họ không bao giờ được khích lệ làm việc đó. Vợ tôi khi đọc cho con nghe thường dừng lại trước khi lật sang trang bên và hỏi con: "Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo". Khi ấy, trẻ thường tập trung và suy nghĩ. Những câu hỏi đơn giản như vậy sẽ đánh thức một phần trí não bé.

Thể hiện sự tự tin trong các hành động của chính mình
Điều này có tác dụng trực tiếp nhưng thường bị bỏ qua. Bố mẹ chính là tấm gương ảnh hưởng lớn nhất đến con. Vì vậy, sao bạn có thể mong đợi con có sự tự tin khi bản thân mình luôn tự ti, co cụm?
Để trẻ nói về các vấn đề của mình
Nếu bạn có một đứa con 7 tuổi suốt ngày gào thét, giận dữ, đánh em... hẳn có lý do gì đó. Cách dễ dàng nhất là phạt bé và la mắng nhưng điều đó sẽ chẳng đạt được gì.
Hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nổi giận, để bé biết bạn thực sự lắng nghe và nhà mình là nơi an toàn nhất để con có thể nói hết mọi điều mà không sợ bị phán xét.
Để trẻ được thất bại
Học cách đối mặt với sự thất bại không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt khi bạn chưa từng biết đến nó. Để quen với việc đó, chỉ đơn giản là trải nghiệm thật nhiều lần. Hãy để con thi thoảng thất bại - khi cố gắng lắp ráp Lego hay tập xe đạp hai bánh...
Có thể ban đầu con tức giận nhưng như nhà tâm lý Ann Landers từng nói: "Không phải bạn làm gì cho con mà là điều bạn dạy con tự làm cho chính mình sẽ khiến chúng trở thành người thành công".

HỌC CỜ VUA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một khi đã đam mê với cờ vua thì bất kỳ bạn nào cũng muốn trở thành một người chơi xuất sắc. Vì vậy, trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách chơi cờ vua giỏi. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích cho nhiều bạn muốn vươn đến đỉnh cao trong môn chơi trí tuệ này!
1. Cách chơi cờ vua giỏi 1: Nhớ kỹ “Dục tốc bất đạt”
Không chỉ trong cờ vua mà bất kỳ môn trí tuệ hay lĩnh vực nào cũng vậy. Để giỏi, đều cần phải có một quá trình. Chậm mà chắc từ cơ bản đến nâng cao, như vậy mới có thể bước xa hơn.
Để chơi cờ vua giỏi hơn, các em cần nắm vững các kiến thức cơ bản, các đòn chiến thuật và các bẫy khai cuộc, để có thể vận dụng mà chiến thắng đối thủ. Bên cạnh đó, khi thi đấu, không nên vội vàng, hấp tấp thấy một quân cờ dâng tới miệng “free” là ăn ngay, phải bình tĩnh, cân nhắc trước sau để tránh rơi vào cạm bẫy mà đối phương đã vạch ra để các em nhảy vào.
2. Cách chơi cờ vua giỏi 2: “có chí cầu tiến”
Ngoài nắm vững kiến thức cơ bản trong cờ vua, các em nên không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Bằng cách nào ư? Rất nhiều.
·                                 Các nguồn sách báo, tập chí, về cờ vua.
·                                 Theo dõi các cuộc thi cờ vua quốc tế trên ti vi qua kênh video youtube
·                                 Tham gia và các câu lạc bộ cờ vua hoặc các khóa học nâng cao ở các trung tâm dạy cờ
·                                 ...
Quan trọng là các em chịu tìm hiểu, nếu giỏi tiếng anh, có thể tìm hiểu thêm ở các nguồn nước ngoài. Kiến thức về cờ vua bao la, tha hồ mà học. Chắc chắn sẽ giỏi, không có kết quả khác.
3. Cách chơi cờ vua giỏi 3: “Kiên trì tập luyện”
Cờ vua là một môn trí tuệ đòi hỏi phải kiên trì tập luyện mới có thể có tiến bộ và trở nên giỏi hơn. Tập luyện nhiều hơn, tư duy các em sẽ linh hoạt hơn, nắm bắt các thế cờ và ý đồ của đối thủ tốt hơn và đặc biệt là sẽ xử lý các tình huống nhanh hơn, chẳng những tốt cho việc thi đấu mà còn tốt cho cuộc sống thực tế sau này.
Các em có thể rèn luyện cờ vua bằng các cách sau:
·                                 Tập luyện cùng bạn bè tại các câu lạc bộ cờ vua
·                                 Tập luyện tại nhà cùng bố mẹ
·                                 Chơi cờ vua trên điện thoại với các mức độ thách thức tăng dần từ dễ đến khó
·                                 …Các em có thể tự nghĩ thêm cách luyện tập cho mình
4. Cách chơi cờ vua giỏi 4: “không sợ thua”
Chỉ khi không sợ thua, các em mới ngày càng trở nên giỏi hơn. Khi không sợ thua các em sẽ dám thách thức với tất cả, dám đương đầu và cứng cỏi hơn nhờ kinh nghiệm mà mình góp nhặt được. Tham gia tất cả các cuộc thi cờ vua dù lớn hay nhỏ, sẽ giúp các em cọ sát, giúp các em đánh "lên tay" rất nhanh cho dù không đoạt giải.
Vì vậy, đừng sợ thua trong thi đấu cờ vua, từ những cái thua nhỏ mới giúp các em thắng lớn được.
5. Cách chơi cờ vua giỏi 5: “Rèn luyện tính cách”
Tính cách cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành tích cờ vua mà các em đạt được. Nếu các em thiếu kiên nhẫn, hãy rèn tính kiên nhẫn; nếu các em thếu tập trung, hãy cố tập trung, tập trung mới có thể chiến thắng; nếu các em quá hấp tấp, hãy rèn cho mình tín bình tĩnh nhẫn nại; nếu không chịu động não, hãy bắt đầu rèn cho mình phải suy nghĩ nhiều hơn,… Tất cả đều có thể rèn luyện được nếu các em chịu cố gắn. Khi đạt được những tính cách trên, cả thế giới sẽ biết đến tên các em trong tương lai không xa, tin cô đi! Dù không phải trong bộ môn cờ vua cũng sẽ trong một lĩnh vực  khác…


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.

-  Đào tạo Cờ Vua, thông qua đó rèn luyện Kỹ Năng Tư Duy và Kỹ Năng Sống cho các em.
-  Đào tạo chuyên sâu cho những vận động viên năng khiếu để tham gia các giải đấu Quốc Gia và Quốc Tế.
-  Tham gia giao lưu thi đấu cùng những Kiện Tướng, Đại Kiện Tướng hàng đầu Việt Nam.
-  Luôn tổ chức hoạt động ngoại khóa, giao lưu thi đấu giữa các trung tâm, câu lạc bộ với nhau để cọ xát nâng cao khả năng thi đấu cho các em.


PHƯƠNG CHÂM GIẢNG DẠY.

-  Với định hướng "Học Vui-Chơi Trí Tuệ" Trung tâm Cờ Quốc Tế đã nghiên cứu chương trình giảng dạy khác biệt, gần gủi, thân thiện với các em.
-  Chương trình học giúp các em thúc đẩy phát triển khả năng tư duy logic, tư duy sáng tạo và ngày càng hoàng thiện nhân cánh. Giúp các em có được những thành tích học tập trong nhà trường và hoàn thiện tính cách ngoài xã hội.
-  Đội ngũ giáo viên của Trung Tâm là những huấn luyện viên chuyên nghiệp nhiệt tình và cũng là kiện tướng, đại kiện tướng hàng đầu của Việt Nam.




CẤU TRÚC BUỔI HỌC KHÁC BIỆT

-  Mỗi buổi học tại trung tâm sẽ kéo dài 90',mỗi tuần sẽ học 2 buổi.
-  Luôn được giáo viên bám sát chương trình học và thông báo kết quả học tập về cho phụ huynh.
-  Học viên đến đăng ký sẽ được kiểm tra xếp lớp phù hợp với cấp lớp của mình.

1. Học cách tư duy, kỹ năng sống : 15 phút 

2. Học lý thuyết cờ vua: 30 phút
3. Nghỉ ngơi : 5 phút
4. Thực hành đấu tập : 40 phút


HỌC CỜ VUA TẠI QUẬN GÒ GẤP TPHCM Ở ĐÂU?
QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN KHI THAM GIA LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ

- Đội ngũ giảng dạy đảm bảo chuyên môn, nhiệt huyết, đặc biệt yêu mến trẻ em

- Chương trình đào tạo được xây dựng riêng biệt để phát triển toàn diện cho trẻ

- Lớp học cờ vua với số lượng giới hạn, tối đa 12 bé/1lớp

- Luôn có nhiều khóa học đa dạng giúp đáp ứng nhu cầu của tất cả học viên. Vì vậy, dù bé ở lứa tuổi nào từ 04 -15 tuổi, và trình độ muốn đạt được là gì, chúng tôi luôn có khóa học thích hợp cho con bạn.

- Khai giảng khóa mới liên tục, thời gian biểu linh hoạt, phù hợp với lịch học của Trẻ

- Học viên đăng ký nhập học đều được test trình độ đầu vào để xếp lớp phù hợp theo từng cấp độ.

- Học viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học sau khi kiểm tra kết thức khóa

- Hàng năm Trung Tâm có tổ chức các giải đấu nội bộ và mở rộng để tạo điều kiện cho tấc cả học sinh được giao lưu trao dồi kiến thức (một năm 3-4 Giải). Thi đấu cọ xác để tập trung cho các giải đấu cấp Trường, Cấp Quận, Quốc Gia và Quốc Tế.

- Trung Tâm thường xuyên tổ chức tuyển chọn các vận động viên có thành tích tốt để vào đội năng khiếu của Trung Tâm. Được đào tạo chuyên biệt để huấn luyện nâng cao thêm ngoài giờ học và hoàn toàn miễm phí. ( 2 tháng thi tuyển chọn 1 lần).

- Được tư vấn và hỗ trợ tham gia thi đấu các giải cờ Vua cấp Quận, Thành Phố và quốc gia.

- Đặt biệt khi học viên được vào đội tuyển năng khiếu của Thành Phố sẽ được đào tạo và sinh hoạt miễm phí tại Trung Tâm.


Chúng tôi làm tất cả mọi điều có thể để cho bé nhà bạn có điều kiện vui chơi và học tập tốt nhất!

HỆ  THỐNG TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
*** TP. Hồ Chí Minh ***

Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Quận 337 Đường số 4, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TPHCM

Quận 9 : 2A1 Đường 359, Phường Phước Long B, Quận 9, TPHCM

Quận Gò Vấp: 111 Đường Nguyễn Thái Sơn, P.4, Q.Gò Vấp, TPHCM

*** Bình Dương ***
- Thuận An : A1B101 CC Becamex, KDC Viêt Sing, Phường An Phú - TX.Thuận An - Bình Dương
 - Tân Uyên : Số 123 Khu phố Khánh Hòa, Phường Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương
-----------------------------------------------------
Email : coquocte@gmail.com
Điện thoại : 08.6274.55.88    -   Hotline : 090.264.1618


HỌC VẼ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Dạy vẽ cho bé giúp phát triển khả năng tư duy tưởng tượng, óc sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh.
Vẽ là một trong những con đường phát triển trí tuệ cho trẻ, tuy nhiên không phải là cách duy nhất. Thông qua dạy vẽ cho bé, chúng ta dạy trẻ thể hiện cái nhìn thế giới theo cách của mình, kiểm tra lại kiến thức của bé về khả năng nhận thức các thuộc tính của sự vật hiện tượng như hình dạng, màu sắc, sự liên tưởng, sắp xếp… Ngoài ra, qua đó, bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng cầm bút, vận động.
Giúp bé rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi tay ngay khi còn nhỏ
Giúp bé phát hiện khả năng hội họa và năng khiếu thẩm mỹ của trẻ từ bé
Giúp bé khám phá thêm cuộc sống xung quanh thông qua trí tưởng tượng và những trải nghiệm thực tế trên ngòi bút vẽ nguệch ngoạc của trẻ thơ
Vào độ tuổi từ 08 – 12 tháng, em bé bắt đầu nhận biết màu sắc và hình thành phản xạ chân tay. Trò vẽ màu giúp trí não của em nhận thức nhanh và phát triển tứ chi.


Nên bắt đầu khi nào?
Ngày nay đa số các bác sỹ nhi khoa, tâm lý, thầy cô và phụ huynh đều khẳng định phải hướng dẫn bé cầm bút vẽ trong năm đầu, kể từ khi bé tự ngồi thẳng được (khoảng 7-8 tháng tuổi). Để quá trình sáng tác của nghệ sỹ tý hon được suôn sẻ, các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn giấy dán tường khổ to, trải xuống sàn nhà hoặc cho bé ngồi lên ghế ăn rồi vẽ. Tốt nhất là cho bé ở trần, chỉ mặc bỉm thôi, hoặc nếu trời lạnh thì chỉ cần khoác một bộ đơn giản bằng chất liệu dễ giặt.  ở các nước phương Tây thậm chí nhiều bà mẹ cho con vẽ ngay trên tường nhà tắm.
Thật khó diễn tả nỗi hân hoan của một em bé 8 tháng tuổi khi nhìn thấy thuốc vẽ nhiều màu và tự mình nguệch ngoạc lên giấy những hình vẽ vô thức. Để an toàn tuyệt đối, các bà mẹ nên chọn mua loại phẩm không độc hại. Chúng ta cũng có thể tự chế biến thuốc vẽ bằng cách trộn cháo bột cùng với các loại nước hoa quả có màu.
Vào độ tuổi này em bé bắt đầu nhận biết màu sắc và hình thành phản xạ chân tay. Trò vẽ màu giúp trí não của em nhận thức nhanh và phát triển tứ chi.
Làm quen với các chất liệu màu khác nhau
Khi bé đầy năm, bạn nên cho bé làm quen với bút vẽ. Hãy mua loại bút lông to nhất, sao cho bé cầm thoải mái là được. Đừng quên bọc kỹ thân bút và đậy đầu bút bằng núm cao su kẻo bé chọc vào mình. Khi hướng dẫn bé, bạn nhớ dùng lời nói để minh hoạ cho hành động. Thí dụ nhấn mạnh với bé về màu sắc để bé dễ nhớ.
Ngoài bột màu, bạn cũng có thể cho bé học vẽ với bút chì mềm, phấn, bút chì mầu, bút dạ. Dùng càng nhiều loại bút, hình vẽ của bé sẽ càng đa dạng.
Lớn hơn chút nữa, khi bé khoảng 2 đến 3 tuổi, bé sẽ rất phấn khởi khi tự chiêm ngưỡng tác phẩm của mình. Bạn đừng mắng bé nếu bé vẽ lung tung khắp nhà. Tốt nhất bạn nên dùng giấy trắng dán kín mảng tường phía dưới trong phòng của bé.


Cách giúp bé thích thú hơn khi học vẽ:
Để bé hứng thú, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu từ việc cho con vẽ tự do trên nền đất, sân nhà, bãi cát, rồi đến việc vẽ ngoài trời…. Những hình thức này thường thu hút trẻ tốt hơn. Sau đó, nên gợi ý con chuyển vào vẽ lên giấy, trong phòng… Trước khi thực hiện nhiệm vụ, bố mẹ hãy tạo cho con cảm xúc thích thú để bé xuất hiện nhu cầu muốn thể hiện. Hãy động viên bé ngay sau mỗi cố gắng dù nhỏ nhất.
Bạn có thể mua các loại tượng tô màu, hoặc các loại sách vẽ, tập tô màu cho bé để trẻ có thể tập và bắc chước các hình vẽ. Dần dần, khả năng thuần thục về đôi tay cũng như nhận thức về tư duy, óc tưởng tượng và nhận thức về màu sắc của bé sẽ càng phát triển linh hoạt hơn nhờ phương pháp học vẽ này.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên nôn nóng dạy vẽ cho bé mà bắt ép bé học vẽ, hãy để bé phát triển và khám phá tự nhiên theo đúng độ tuổi và khả năng tiếp thu của bé.

ĐĂNG KÝ HỌC VẼ: HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH











































HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH
HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH
HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Căn bản đầu tiên khi luyện tập viết thư pháp ( Bút Pháp )


Khi sáng tác một tác phẩm thư pháp chúng ta cần có nhưng kỹ thuật và kỹ xảo. Kỹ xảo là những xảo thuật giúp ta tạo được những đường nét trái thường, hoặc đó là những bí quyết riêng... Kỹ thuật vận bút (Bút pháp) là những kỹ thuật căn bản nhất, phổ biến nhất và quan trọng nhất cho những ai mới làm quen hay tập luyện viết thư pháp. Khi tập luyện tập bút pháp giúp ta từng bước làm quen được với cách diều khiển ngọn bút lông và bắt nó thể hiện theo ý mình. Có người không thông qua bút pháp nhưng vẫn viết chữ, khi đó chỉ là viết đại, viết thiếu phương pháp thiếu bài bản, đườnng nét thể hiện có khi đạt khi không vì thiếu nền tảng ban đầu, nét chữ thể hiện sẽ không chắc và mạnh mẽ. Khi viết chữ hoặc vẽ tranh thuỷ mặc đều phải lấy bút lông làm công cụ chính và đường nét là hình thức thể hiện. Khi đưa một nét hoặc chấm một chấm, nhấc bút lên khi nhanh khi chậm, chuyển hướng bút hoặc thu bút…Tất cả những sự biến hoá trong lúc vận bút gọi là bút pháp.


Bút pháp trong thư pháp Hán có các kỹ pháp căn bản sau mà theo chúng tôi có thể ứng dụng khi viết thư pháp Việt:

1. Phương Bút: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi đầu (khởi bút) và kết thúc (thâu bút) của một nét khi di chuyển, tạo nét gấp khúc để lộ ra   góc cạnh rõ rệt gọi là phương bút. Khi ứng dụng bút pháp phương bút, ngọn bút phải nằm nghiên sử dụng thiên phong hành bút.
Học viết thư pháp















Phần khởi đầu của một nét có góc cạnh
Học viết thư phápĐể bút nghiên và chạm vào mặt giấy
 Học viết thư pháp
cạnh của ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy và kéo sang bên phải
Học viết thư pháp









khi kéo sang bên phải có thể nhấc bút lên từ từ tạo một góc nhọn hoặc vẫn để bút nằm ngang tạo góc cạnh khi thâu bút
Học viết thư pháp


Nét cơ bản để luyện tập phương bút
2. Viên Bút: Kỹ thuật điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi bút và thâu bút của một nét có dạng tròn và không tạo ra góc cạnh, Khi sử dụng bút pháp này thì tay phải cầm bút thẳng vuông góc với mặt giấy











Phần khời bút có dạng tròn

Chạm ngọn bút vào mặt giấy và di chuyển bút ngược lại với hướng của nét (hồi bút) tạo một cạnh tròn
Sau đó đưa bút về đúng hướng của nét muốn viết

Đặt thân bút nằm xuống mặt giấy và cán bút hơi nghiên hướng về phần kết thúc của nét và xòe ngọn bút ra cho vừa bằng với độ rộng của đường tròn vừa tạo


Kéo thẳng ngọn bút đến điểm kết thúc.
Học viết thư pháp

Nét cơ bản để luyện tập Viên bút

* Đối với bút pháp viên bút thâu bút thì ta không cần phải dùng kỹ thuật hồi bút, chỉ cần đưa ngọn bút đến điểm kết thúc và ngừng lại, khi đó ta nhấc bút lên, phần bụng bút sẽ tạo cho phần kết thúc của một nét có dạng tròn.

3. Lộ Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khời bút và thâu bút để lộ rõ phần nhọn của bút. Ứng dụng nhiều trong các nét móc. (lộ là thể hiện ra, phong nghĩa là ngọn bút)

Phần khởi bút của một nét có dạng nhọn, Đưa ngọn bút di chuyển theo hướng của nét và chàm từ từ và đều đặn vào mặt giấy sẽ tạo một nét nhọn tự nhiên từ nhỏ đến lớn và ngược lại cho phần thâu bút, rút bút từ từ và đều khỏi mặt giấy.

Nét cơ bản để luyện tập lộ phong

4. Tàng Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao giấu đi phần nhọn của ngọn bút, khi viết phải hồi bút như viên bút nhưng nét tạo ra không tròn mà hơi có góc cạnh. Đây là Bút pháp khó nhất, khi viết hoàn chỉn nét tàng phong sẽ giống như chữ Nhất của Trung Hoa mà ai muốn kuyện tập thư pháp phải khổ luyện rất lâu. Ứng ụng tàng phong vào những nét sổ nét ngang thì trông nét sẽ đầy đặn mạnh mẽ và uy lực.


Phần khởi bút của nét không để lộ phần nhọn của ngọn bút và tạo ra gó cạnh cho nét


đặt ngọn bút chạm nhẹ vào mặt giấy

Hồi bút theo hướng ngược lại của nét và đưa bút lên cao
dùng ngọn bút tạo một cạnh tròn vừa đủ, đừng để cạnh tròn quá dài
Đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy theo hướng xéo và nhấn mạnh, khi đặt cạnh bút nằm xuống, chú ý không rút bút thấp xuống dưới nét

Khi đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy và nhấn mạnh thì phần bụng bút sẽ tạo ra một cạnh tròn khác và kéo cạnh bút sang phải, hơi nhấc nhẹ bút cho dễ di chuyển đồng thời tạo phần khởi bút to hơn bần hành bút.

kéo cạnh bút sang bên phải
đến điểm thâu bút, nét có thể ngang hoặc có thể hơi gợn cong.

Đưa bút đến điểm thâu bút,
giữ cạnh bút nằm xéo tạo một đường xéo phần cuối nét

Rút cạnh bút đứng lên từ từ và chỉ còn ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy, sau đó hối bút xuống dưới và ngược trở lại hướng khởi bút

Kết thúc nét và tạo phần thâu bút to hơn phần hành bút

Nét cơ bản để tập tàng phong, nét tàng phong có thể ngang theo hình mẫu hoặc hơi gợn cong


5. Trung Phong: Là phương pháp điều khiển bút sao cho đầu ngọn bút khi di chuyển luôn nằm ở vị trí giữa nét, mực toả đều ra hai bên. Lưu ý phải giữ bút ở tư thế đứng mới thực hiện được kỹ pháp này. Trong quá trình viết chữ, có những nét cong nét vòng hoặc nét lượn... cần phải giữ bút đứng, ngọn bút tiếp xúc nhẹ nhành với mặt giấy ở phần ngọn bút nên ta cần ứng dụng và luyện tập trung phong.
(Trung là chính giữa)


Bút vuông góc với mặt giấy

Nét cơ bản để luyện trung phong.
*lưu ý, khi luyện tập nét này thì phải dùng viên bút khởi bút, sau đó di chuyển ngọn bút theo chiều ngang và khi chuyển bút xuống dưới cần xoay nhẹ bút.

6. Thiên Phong: Là phương pháp điều khiển bút mà ngọn bút và cán bút được giữ nghiên.Phần cạnh bút sẽ tiếp xúc với mặt giấy để tạo ra đường nét. Nét bút được chia ra làm hai phần, phần được tạo ra từ ngọn bút và phần được tạo từ bụng bút. Cho nên độ mực của hai bên sẽ không đều, bên nhiều bên ít.
(thiên nghĩa là nghiên về một bên)


Bút được giữ nghiên và cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy.
học thư pháp online | tự học thư pháp

Nét cơ bản để luyện tập thiên phong
Chú ý: dùng phương bút khởi bút, giữ cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy và thực hiện hết nét đến khi hế mực

7. Đề và Án: Còn được gọi là nhả và nhấn. Đề là nâng ngọn bút lên khi sắp dừng một chữ hoặc chuyển bút sang một nét mới. Án là ấn bút xuống để tạo trọng tâm hoặc do thế bút.
Đề và án là hai hoạt động linh hoạt và liên tục khi vận bút, để tạo nét to nét nhỏ, độ dày mỏng đậm nhạt cho chữ.

8. Chuyển và Chiết: Chuyển là di động ngọn bút trên mặt giấy, khi chuyển bút chỉ chuyển cánh tay, ngón tay cầm bút và cán bút cố định. Bút đang di chuyển phải đổi hướng để tạo thành góc gọi là chiết.

9. Đốn và Tổn: Ngưng bút mà hơi ấn xuống gọi là đốn. Bút đang di chuyển mà hơi ấn xuống gọi là tổn.

10. Xoay bút: Trong khi vận bút di chuyển các ngón tay giữ thân bút sao cho bút xoay nhẹ, kết hợp khi di chuyển bút để tạo nét chấm tròn. Trong trường hợp ngọn bút bị tưa nhẹ ra không nhọn thì ta có thể chuyển hướng và xoay bút sao cho ngọn bút túm lạit hật nhọn.

 tự tập viết thư pháp

11. Liên bút: Là kỹ pháp được dùng nhiều trong phong thể và biến thể, các nét được liên kết với nhau liên tục, đôi khi ta viết một chữ hoặc nhiều chữ chỉ với một nét bút (Một nét bút chỉ được tính là liên kết các ký tự chính trong chữ, phần dấu có thể thêm bởi một nét riêng). Có chữ ta viết luôn cả phần dấu và ký tự chính chỉ với một nét. Khi liên bút kết nối giữa các nét sẽ có những nét thừa ( không phải là nét chính của chữ) nét này phải được viết thật nhỏ không được phép to bằng nét chính.



thư pháp tập luyện | viết thư pháp


Bút pháp là nền tảng để ta sáng tạo chữ viết, không nhất thiết phải ứng dụng tất cả bút pháp vào sáng tác, có thể có những kỹ xảo khác nhưng khi luyện tập hoặc giảng dạy nên luyện tập và hướng dẫn bút pháp cho thật tốt thay vì chỉ tập gạch ngang , gạch dọc và vẽ nét vòng theo như cách nhiều người giảng dạy lâu nay. Những ai đã viết thư pháp, đã có kinh nghiệm nên nghiên cứu bút pháp để hiểu những kỹ thuật mà mình đang viết bởi vì hầu hết chúng ta đều ứng dụng nhưng không biết, đồng thời nên luyện lại những bút pháp mà ta chưa biết hoặc chưa từng xử dụng sẽ giúp chữ ta ngày càng biến hóa và sống động hơn.
Khi hướng dẫn
Chúc các bạn thành công.
( trích trong sách của Thư Pháp Gia  Đăng Học)

ĐĂNG KÝ HỌC THƯ PHÁP: HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH











































HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH
HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH
HỌC VẼ TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618