Nhạc cụ organ được nhiều người yêu thích và lựa chọn để học cũng như làm nhạc công. Thế nhưng việc học đàn organ như thế nào là nhanh chóng và hiệu quả? Học organ thì học gì trước, gì sau đó là thắc mắc của nhiều bạn trẻ gởi về mail của mình. Nhân đây mình viết bài này xin chia sẻ bí quyết học đàn organ đơn giản mà hiệu quả.
Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị một cây đàn, xịn thì càng tốt vì nó nhiều chức năng dễ dùng, còn không thì cây đàn đủ chức năng cơ bản của đàn organ là tạm được rồi.
Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị cuốn sách Nhạc Lý Căn Bản, có bán ở nhà sách. Thứ ba đó là cuốn sách những bản nhạc dành cho đàn organ, có nốt nhạc và hợp âm.
Cuối cùng là tập thôi. Đầu tiên bạn xác định nốt nhạc trên phím đàn. Quan sát trên phím đàn bạn thấy chùm 2 phím đen và chùm 3 phím đen. Chùm 2 phím đen có 3 nốt nhạc, nốt đầu tiên là Đô, nốt tiếp theo là Rê và nốt thứ 3 là Mi.
Tên nốt nhạc trên phím đàn
Và nốt nhạc trên khuôn nhạc cũng không khó để xác định. Vị trí nốt nhạc nằm trên khuôn nhạc có 2 vị trí cố định đó là nốt nằm trên dòng kẻ và nốt nằm trên khe giữa 2 dòng kẻ.
Nốt nằm trên dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới tính lên đó là nốt Mi, nốt nằm giữa đường kẻ thứ 1 và thứ 2 đó là nốt Fa, nốt trên dòng kẻ thứ 2 đó là Sol, cứ như vậy tính đến hết 5 dòng kẻ.
- Việc đầu tiên là bạn tập đọc nốt nhạc. Tập đọc nốt nhạc là giai đoạn trước tiên khi tập bất kỳ bản nhạc nào, việc đọc nốt giúp bạn xác định được giai điệu của bản nhạc đó cao thấp như thế nào.
- Gõ nhịp phách là việc cần làm thứ hai sau khi đọc nốt. Nhiều bạn chủ quan không gõ nhịp mà đàn luôn, như vậy khi đến giai đoạn sau bạn sẽ gặp rắc rối là nhịp ko chắc, đàn sẽ khó khăn hơn. Gõ nhịp để biết bản nhạc đàn nhanh chậm ra sao.
- Tập tay phải, đây thường là giai điệu chính của bản nhạc, chú ý khi đàn tay phải thì miệng nên hát nốt theo, chân giữ nhịp để nhanh nhớ nốt, vững nhịp hơn nhé.
- Tập hợp âm tay trái. Hợp âm organ bao gồm nhiều nốt đàn cùng lúc, vì vậy bạn tập bấm và chuyển cho quen tay, thuần thục các hợp âm của bài. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chuyển hợp âm trong cùng một quãng 8, nghĩa là bạn có thể đàn các thể đảm của hợp âm vì hiệu ứng âm thanh là giống nhau mà lại dễ chuyển tay và nhanh thuộc hơn.
- Ghép 2 tay lại với nhau. Đây là bước quan trọng và khó khăn nhất, nhưng nếu bạn làm tốt ở những bước trước thì đến bước này việc ghép 2 tay lại với nhau không còn khó khăn nữa. Nhớ là miệng vẫn hát nốt, chân giữ nhịp luôn nhé, để khi đàn xong bản nhạc thì bạn cũng thuộc và đàn nhuần nhuyễn luôn.
- Ghép nhạc đệm. Nếu bản nhạc đàn theo điệu gì thì bạn mở điệu đó mà đàn nhé. Tập ghép với tempo từ chậm đến nhanh, tăng từ từ bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Nếu chưa thuộc mà bạn đàn nhanh sẽ bị trường hợp “ rớt nhịp”, vấp nhiều đó.
- Cuối cùng là tăng tốc độ đúng với tốc độ cho trước của bản nhạc, xử lý sắc thái, kỹ thuật ngón, âm sắc cho hay, cho có hồn nữa là xong.
Một lưu ý cho những bạn mới học organ đó là bạn không nên nóng vội, nên học theo từng bước chứ không nên bỏ qua. Ví dụ mỗi bài học chúng ta sẽ học 1,2 kiến thức mới, ứng dụng tập 1,2 bài cho nhớ, cho quen kiến thức mới rồi mới học những kiến thức tiếp theo. Như vậy bạn sẽ thấy việc học organ đơn giản hơn rất nhiều.
Chúc bạn thành công trong việc học đàn của mình nhé, hẹn gặp bạn ở những bài viết sau. Có bất kỳ thắc mắc nào trong việc học và luyện đàn piano, organ, bạn hãy gởi thông tin phản hồi về cho mình, rất sẵn lòng hỗ trợ bạn.
HỆ THỐNG TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA NGÔI SAO NHỎ
---------------------------------------------------------------------------------
Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Quận 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM
Web: www.amnhachoanggia.edu.vn
Email: amnhachoanggia@gmail.com
Hotline: 0989731783 - 0902641618
0 nhận xét:
Đăng nhận xét