Hiện nay việc học mỹ thuật cho con trẻ trên trường lớp chỉ là những bài vẽ đơn giản, ít được giáo viên cũng như phụ huynh chú ý thường bị cắt bớt để tiết giảm ngân sách hoặc nhân lực cần thiết
Tuy nhiên, cuộc sống xã hội rối bời, đầy căng thẳng như hiện nay khiến cho vai trò của mỹ thuật trở nên quan trọng. Ngoài tính giải trí mỹ thuật còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho con trẻ.
Học mỹ thuật cho con mang lại nhiều kỹ năng quan trọng |
Học mỹ thuật trao tận tay trẻ cơ hội sáng tạo, thông qua việc mang đào tạo mỹ thuật vào hệ thống học đường hoặc các trung tâm ngoại khóa song hành, trẻ có nhiều hơn sân chơi tư duy để kích thích trí tưởng tượng, cũng như nhận thức và kỹ năng giải quyết vấn đề. Chúng tuy còn nhỏ nhưng khả năng ghi nhận không gian, cuộc sống, tín hiệu… tất cả đã được kích hoạt làm nền tảng cho những hành vi ứng xử và trí thông minh sau này. Bằng việc tham gia nhiều vào mỹ thuật, trẻ buộc phải động não thật sâu để làm thế nào có thể đem những hình dạng mơ hồ nơi trí tưởng tượng biến nó thành tác phẩm thật sự. Kỹ năng giải quyết vấn đề phát khởi cho phép trẻ tư duy đột phá, sáng tạo giải pháp trong những tình huống khó khăn, nó cũng là chất liệu giúp trẻ tăng tốc để đạt đến kết quả tốt đẹp không chỉ trong môi trường học tập.
Hội họa giúp phát triển tư duy và khả năng sáng tạo |
Bản chất luôn mới lạ, đầy thú vị của mỹ thuật như mật ong thu hút trẻ. Chúng ta thông cảm hiểu rằng một khi trẻ đắm mình say mê với tác phẩm của mình, thôi thúc chúng phải dành trọn sự tập trung cao độ cho nhiệm vụ trước mặt, dính chặt với nó từ đầu cho đến cuối. Dĩ nhiên, càng đi sâu vào tác phẩm thì trẻ càng đạt được cái nhìn toàn vẹn cho những gì trải qua, những kinh nghiệm quý báu. Kết thúc một tác phẩm sẽ mang đến cho trẻ một cảm giác được hoàn thành trọn vẹn điều gì đó, đối với người lớn suy nghĩ đó có thể nhỏ bé nhưng với trẻ thì đó là tất cả những gì mà chúng đã cống hiến. Cần nhấn mạnh rằng, điều ấy khiến trẻ tận hưởng giá trị của việc được trao quyền làm một điều gì đó, đặc biệt là đối với các trẻ gặp khó khăn trong những mặt học tập khác ở học đường, gần như phương pháp điều phục sự tăng động, tự kỷ, khó hòa nhập môi trường hoặc những nét tính quá trội trong cách sinh hoạt cộng đồng.
Cho con học vẽ đang được nhiều phụ huynh lựa chọn |
Chúng ta dễ dàng nhận ra hầu hết mọi dữ liệu cần đáp số trong hệ thống giáo dục đều dựa vào dữ kiện thực tế, với những câu hỏi đúng và sai. Giáo dục mỹ thuật gần với cuộc đời hơn, chúng đem đến giải pháp với lối tư duy cởi mở, không trói buộc, định hướng tiến đến gần đối tượng cần được giải quyết và hân hoan tiếp nhận sự khác biệt cho bất kỳ tác phẩm, hay câu trả lời cuối cùng như thế nào. Nếu dùng mỹ thuật làm phương tiện, khiến trẻ rút ra được điều hữu ích đó, giúp chúng hiểu rằng cuộc sống cho phép có nhiều hơn chỉ một cách thức, một đường lối để hoàn thành tác phẩm. Trẻ có khuynh hướng thể hiện bản thân và cả những cảm xúc thông qua tác phẩm, đứa con tinh thần của chúng. Không dừng lại, trẻ cũng có cơ hội lớn thể hiện bản thân qua việc chuyển ngữ suy tư của mình trước bạn bè, lớp học, nơi đông người hoặc trước Cha Mẹ.
Học viên tại Nét Ngộ |
Bản chất không gò bó, không đoạn kết của mỹ thuật cũng cho phép trẻ dang tay đón nhận rũi ro khi thực hiện bài tập. Bởi vì có sự linh động trong kết quả, trẻ không cảm thấy áp lực như cách người lớn tưởng tượng. Trẻ luôn biết một điều rằng tác phẩm sẽ luôn được chấp nhận ngay cả khi hình dạng, bề ngoài, hay sự hoàn thành của nó không trông chính xác như tác phẩm của bạn khác. Việc này giúp trẻ dần dần xây dựng cảm giác tự tin, tích lũy hành trang kiến thức cho những năm tháng khi bước vào cuộc đời với nhiều bất ngờ, biến cố, rủi ro. Khi ấy, khả năng quản trị sự thay đổi của trẻ được kích hoạt rất sớm nhờ vào mỹ thuật.
Qua những lợi ích trên nếu con bạn đam mê với hội họa còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay một khóa học tại Nét Ngộ!
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 55 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Website: www.netngo.edu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét