ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL - TỔ HỢP GIÁO DỤC QUỐC TẾ HOÀNG GIA - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRẺ EM VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT -TINH THẦN - TRÍ TUỆ VÀ NHÂN CÁCH - LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN - HOTLINE: 0902641618

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH ĐẢO LÝ SƠN

Đảo Lý Sơn được coi là đảo Jeju của Việt Nam vì theo những nhà khoa học cho hay thì Đảo Lý Sơn được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm…. Nằm cách đất liền khoảng 30 km. Hòn đảo này không chỉ nổi tiếng với nghề trồng tỏi mà còn thu hút nhiều du khách trẻ đến khám phá bởi nó ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người mà khó có nơi nào có được…


Du lịch Lý Sơn đưa du khách đến với một hòn đảo duy nhất của Việt Nam nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng và độc đáo với những ngọn núi nhô ca giữ không gian vô tận của trời và đất. hãy cùng nhau khám phá và chinh phục những đỉnh núi cao nhất của đảo để ngắm toàn cảnh đảo Lý Sơn với những không gian xanh ngắt của biển hay ngắm những cánh đồng tỏi…. thực là một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ.


1. Cổng Tò Vò


Hành trình đến chuyến du lịch Lý Sơn du khách sẽ được khám phá vẻ đẹp của Cổng Tò Vò đây là dấu tích từ hoạt động phun trào núi lửa hàng triệu năm trước, khi nham thạch gặp nước biển đông cứng lại, tạo nên vòm đá độc đáo này. Cổng Tò Vò này là một “vòm cổng” bằng đá cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục, và hoàn toàn không có sự tác động nào của bàn tay con người.



Kết quả hình ảnh


“Đây là kiệt tác hiếm có mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển Lý Sơn. Vòm đá này giống hệt di tích Cổng Tò vò trên cạn ở thôn Tây, xã An Vĩnh (đảo Lớn) nhưng chiều dài và kích cỡ của vòm đá này thì lớn gấp nhiều lần”.



Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, nhiều khả năng đây là dấu tích từ hoạt động phun trào núi lửa hàng triệu năm trước. Khi nham thạch gặp nước biển thì nó đông cứng lại, tạo nên vòm đá kỳ vĩ như Cổng Tò vò hiện có trên đảo Lý Sơn.

Kết quả hình ảnh


Cổng Tò vò đảo Lý Sơn là địa điểm thuận tiện cho việc phát triển du lịch sinh thái gắn với lặn biển, khám phá lòng đại dương. Lý Sơn có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú gồm những dấu tích như lòng chảo núi lửa Thới Lới, Giếng Tiền cùng hệ thống hang động, các vách đá hình thành từ nham thạch núi lửa cả trên bờ lẫn dưới nước tạo thành chuỗi di sản thiên nhiên hiếm có. Vòm đá này sẽ được bảo tồn để phục vụ phát triển du lịch vùng biển đảo Lý Sơn trong thời gian tới.



Đảo Lý Sơn được hình thành do tàn tích của hoạt động phun trào của núi lửa cách nay từ 250 đến 300 triệu năm. Ngoài  di sản thiên nhiên trên bờ và dưới nước, vùng biển đảo Lý Sơn có hệ sinh thái phong phú gồm 700 loài động, thực vật với gần 140 loài rong biển,160 loài san hô, hơn 300 loài cá rạn, 100 loài giáp xác và một số loài khác phong phú, đa dạng về chủng loại.

Kết quả hình ảnh

Có thể nói Cổng tò vò là một địa danh nổi tiếng nhất của Lý Sơn. Ai đã từng đặt chân đến Lý Sơn thì chắc chắn phải đặt chân đến một lần. Từ Cổng Tò Vò nhìn về phía Nam là khu làng chài sung túc của các ngư dân trên đảo. Trong khi đó ở phía Bắc lại là cảnh tượng hùng vĩ của núi Giếng Tiên, một ngọn núi lửa đã tắt. Khung cảnh tuyệt vời khiến Cổng Tò Vò còn được gọi bằng một cái tên khác là Cổng Thiên Đường. Đây là địa điểm chụp ảnh được ưa chuộng hàng đầu của du khách khi đến với đảo Lý Sơn.



Kết quả hình ảnh
Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú gồm những dấu tích như lòng chảo núi lửa Thới Lới, Giếng Tiền cùng hệ thống hang động, các vách đá hình thành từ nham thạch núi lửa cả trên bờ lẫn dưới nước tạo thành chuỗi di sản thiên nhiên hiếm có.

Kết quả hình ảnh


2. Chùa Đục, Chùa Hang 

Những ai từng đặt chân lên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, đều không khỏi ngẩn ngơ khi đến các danh lam thắng cảnh chùa Đục, chùa Hang.


Du khách đặt chân đến những ngôi chùa trường tồn lâu đời cùng huyện đảo quê hương đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, không chỉ thú vị với kiến trúc độc đáo của chùa Đục, chùa Hang mà hành trình đến với những thắng cảnh nổi danh xứ đảo này còn được ví như đường lên tiên cảnh với vẻ đẹp như tranh của núi, của trời, của biển đảo Lý Sơn.
Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục. Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.
Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh
Những hình ảnh dưới đây được ghi nhận từ thắng cảnh chùa Đục (Lý Sơn)

Đường lên chùa Đục men theo lối mòn dưới chân núi Giếng Trời, ngay tiền sảnh khu thắng cảnh là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét
Có hơn 100 bậc thang men theo sườn núi dẫn đường lên chùa Đục
Các điện thờ nằm sâu trong lòng núi
Chùa thờ Đức Phật và Quán Thế Âm
Ở đây dường như không có ngăn cách giữa kiến trúc nhân tạo và địa thế tự nhiên
Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, tương truyền Quán Thế Âm từng ngự ở đây để giữ bình yên cho dân đảo
Đỉnh Liêm Tự là nơi cao nhất ở núi Giếng Trời nơi chùa Đục tọa lạc
Mỗi góc nhìn từ chùa Đục trên lưng chừng núi đều trông thấy cảnh đẹp như tranh của biển đảo Lý Sơn
Rời chùa Đục, quay ngược về hướng cầu cảng rồi theo hướng đường lên núi Thới Lới không bao xa là đến Chùa Hang. Nếu đến chùa Đục phải leo thang lên núi thì để vào chùa Hang, du khách phải xuống núi. Chùa được khắc tên bằng chữ Hán Nôm là “Thiên khổng thạch tự” (dịch là chùa đá trời xây).
Chùa Hang là nơi thờ tự Phật và các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây huyện đảo. Điện thờ không quá lớn song đặt trang nghiêm giữa hang động chính. Theo người dân huyện đảo thì trong hang mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, là nơi dân đảo cư ngụ khi thời tiết khắc nghiệt. Nằm ngay sát biển, nhưng ngay lối vào hang chính lại có mạch nước ngọt. Du khách không khỏi thú vị khi ngước nhìn mạch nước chảy ra từ đá núi rêu phong. Phong cảnh nhìn từ chùa Hang lại phác họa trong ấn tượng của du khách thêm những bức tranh thủy mạc thiên nhiên ưu đãi ban cho huyện đảo Lý Sơn. 
Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận tại điểm chùa Hang
Chùa Hang nằm ngay chân núi sát bờ biển
Phải men theo lối giữa hai sườn núi để đến Chùa Hang
Kiến trúc chùa tạo nên từ các hang động nằm trong hệ thống hang động lớn nhất ở Lý Sơn nằm trong lòng núi Thới Lới
Phía trước hang thờ chính có đề 4 chữ Hán Nôm "thiên khổng thạch tự", dịch là chùa đá trời tạo
Nơi đặt bàn thờ Phật, đạt ma và 3 vị tiền hiền đã khẩn hoang xây dựng huyện đảo Lý Sơn
Mùa đông, không khí trong hang lại ấm áp, mùa hè lại mát mẻ 
Gần biển, nhưng chùa Hang lại có mạch nước ngọt chảy ra từ núi đá rêu phong khiến du khách ngẩn ngơ
Từ chùa Hang nhìn ra vẫn là những bức tranh biển đảo hùng vĩ đẹp nguyên sơ, thanh bình.

3. Miệng Núi Lửa Thới Lơi 

Hành trình đến với chuyến du lịch đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi nơi có 5 ngọn núi đều là 5 miệng núi lửa. Khi mùa mưa đã vãn, mùa trồng tỏi ở Lý Sơn bắt đầu, cát trắng và đất đỏ chen giữa những bờ thửa bờ vùng ngăn ngắt xanh, cánh đồng tỏi lúc này chẳng khác nào như một bức tranh nhiều màu được chia thành miếng mảng, trông rất bắt mắt. Đứng trên miệng núi lửa Thới Lới, nhìn vào lòng chảo, trông giống như một sân bóng cỡ lớn, hoang vắng sau một trận cầu sôi động. Đất trong lòng chảo khá phì nhiêu, trở thành điểm hẹn của những đàn bò béo tốt. Buổi chiều, nhìn xuống lòng chảo sẽ bắt gặp sự yên tĩnh đến lạ kỳ. Đàn bò lúc này thành những đốm lửa yếu ớt, như sắp tiễn chiều vào đêm.





Người dân ở Lý Sơn nói rằng, trong lòng chảo của núi lửa Thới Lới trước đây là một cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, to bằng hai người ôm. Sau năm 1945, dân lên đây khai thác hết, khai tử luôn cánh rừng từ bấy đến nay. Khi còn cánh rừng nguyên sinh này, nguồn nước ngọt trong lòng chảo của núi lửa khá phong phú. Nước ngọt từ đây thoát ra, đổ thẳng xuống chân núi, tạo nên suối Chình. Có lẽ những cư dân cách nay 2 - 3 ngàn năm đã chọn khu đất bên suối Chình làm nơi sinh sống. Những hiện vật lấy được từ cuộc khai quật di chỉ khảo cổ học bên suối Chình cách đây hơn mười năm đã giải mã nhiều điều về hòn đảo đầy quyến rũ nhưng cũng rất bí ẩn này.



Kết quả hình ảnh


Con người đã có mặt tại Lý Sơn từ khá sớm, dấu vết mà họ để lại là các loại gốm có từ thời văn hóa Sa Huỳnh, xuyên qua văn hóa Chămpa. Trong các hố khai quật, những lớp gốm chồng lên nhau, có cả gốm Việt và gốm Trung Hoa, đã chứng minh rằng, từ rất xa xưa, những con thuyền xuyên đại dương đã từng ghé lại đây để giao lưu, buôn bán với người bản địa trên đảo Lý Sơn.



Kết quả hình ảnh


Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn thì núi Thới Lới được xem như núi toàn đá. Trông xa xa, những vỉa đá dát vào núi Thới Lới như da một con khá sấu khổng lồ. Tiến sát lại, lớp đá này mang những hình thù kì quái, trông giống như lớp bọt của một chảo đường lúc sôi trào. Có lẽ, khi hình thành hòn đảo này, các ngọn núi lửa tại đây hoạt động liên tục trong một thời gian rất dài. Như Chùa Hang dưới chân núi là một ví dụ. Có lẽ trong lòng chùa Hang là một lớp kiến tạo địa chất khác nên khi gặp sóng biển vỗ vào liên tục hàng ngàn năm, lớp đá mềm bị xói mòn và khoét sâu để tạo nên một ngôi chùa độc nhất vô nhị trên nước Việt Nam này: Không xây bất cứ một viên gạch, một lớp vôi vữa nào mà vẫn có chùa! Ngôi chùa đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia là vì vậy.



Kết quả hình ảnh


Nếu núi Thới Lới toàn đá thì núi Giếng Tiền lại có rất nhiều đất đỏ, giống đất bazan Tây Nguyên. Lòng Giếng Tiền cũng có miệng núi lửa nhưng không lớn bằng Thới Lới. Đất đỏ của ngọn núi lửa này được người dân Lý Sơn lấy về rải lên ruộng tỏi. Cùng với cát được lấy từ biển quanh đảo, loại đất đỏ ở núi Giếng Tiền đã thành lớp phân để bón tỏi. Chính hai loại đất và cát ấy đã tạo nên hương vị rất riêng cho tỏi Lý Sơn.



Kết quả hình ảnh


Cũng tại miệng núi lửa Giếng Tiền, có một khoảng đất nhỏ, dù là đất đỏ nhưng lại không có một loài cây cỏ nào mọc được. Những ông thầy cúng ở đảo, lên núi Giếng Tiền đào đất chỗ này mang về làm hình nhân để chôn trong những ngôi mộ gió. Có lẽ, các thầy cúng quan niệm rằng đây là chỗ đất tinh khiết nhất nên dành để làm thân thể cho người đã khuất.



Kết quả hình ảnh


Trên miệng của cả 5 ngọn núi lửa ở Lý Sơn đều có lòng chảo hình phễu nhưng tất cả đều bị khuyết một góc. Riêng miệng núi Thới Lới, người ta đang bít lối thoát nước này để hình thành một cái hồ chứa nước khổng lồ ngay trên đỉnh núi. Những cánh đồng tỏi, hành và hai vạn dân trên đảo sẽ có một chiếc máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ từ ngay miệng núi lửa này.

4. Di tích Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa

Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển  Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Kết quả hình ảnh cho âm linh tự
Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai  thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc…

Thờ cúng ở Âm linh tự còn có những linh hồn là chiến sỹ trận vong, vì bối cảnh ác liệt của chiến trường nhiều khi xác thân không còn tìm được. Người xưa gọi chung những đồng loại rơi và tình cảnh như vậy là “thập loại chúng sinh” và dành cho họ mối thương cảm mang đậm tình người.

Trong khi kiến lập đình, chùa để thờ Phật, Thánh, Thần mong cầu duyên, trợ phúc, người xưa cũng không quên dựng miếu vọng, nhang khói cho những cô hồn vất vưỏng còn chưa hóa kiếp, gọi là miếu âm hồn. Cũng có nơi cô hồn thờ chung trong nội thất đình làng, miếu bà tại một gian riêng. Nếu thờ ở ngoài sân thì bàn thờ âm linh được trí ở mặt sau bình phong, hướng đối diện với chính điện đình miếu.
Kết quả hình ảnh cho âm linh tự
Ngoài ra, nơi cửa Phật, bàn thờ cô hồn cũng được thiết riêng ở hiên phải của chùa, nơi đặt tượng Tiêu Diện Đại sỹ (dân gian gọi là Ông Tiêu), theo thuyết nhà Phật là một hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm làm nhiệm vụ chưởng quản, cứu độ cô hồn. Trong các buổi công phu kinh chiều, nhà chùa đều có cúng thí thực tại gian thờ này với ý nghĩa ban lộc cho những vong linh không người chăm sóc, thiếu vắng khói hương.

Theo quan niệm “Sinh hà, tử thị” (sống sao, chết vậy), trong các ngày lễ tết, cúng giỗ tại đình chùa, miếu tự cũng như ở tư gia đều có mâm cúng cô hồn để an ủi chia sẻ nỗi cô đơn của người bất hạnh.Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh. Đây là nét khác biệt với cư dân Bắc Bộ, vì ngoài việc cúng cô hồn, cư dân ven biển miền Trung không có tục tảo mộ tổ tiên và ăn tết Thanh minh vào dịp này.

Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong uy nghi bề thế.
Những người còn sống gởi lên cao xanh lời cầu nguyện mong manh rằng xác thân người bạn thuyền xấu số của họ sẽ trôi dạt vào bờ biển, và nếu may mắn có ai đó vớt được nắm xương tàn thì nhờ chiếc thẻ mà biết tên họ quê quán của con người đã vị quốc vong thân.

Nguyện cầu là vậy nhưng chẳng có mấy khi xác người xấu số trôi dạt được vào trong mé biển. Đó là chưa kể lắm khi cả thuyền hoặc cả hải đội bị bão tố đánh chìm… Cho đến nay người dân Lý Sơn còn truyền tụng nhiều câu ca nói về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa phải chịu đựng trong khi thi hành nhiệm vụ:

    -Trường Sa đi có về không
Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi

  -Hoàng Sa lắm đảo, nhiều cồn
Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây

    -Hoàng Sa trời bể mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
     Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa

Âm linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn. Ngoài đóng góp của các dòng tộc và dân làng, cơ ngơi khang trang của Âm linh tự cũng như lễ vật trong các dịp tế lễ có sự đóng góp thành tâm của những người làm nghề biển được mùa hoặc của những người Lý Sơn tha hương thành đạt. Âu cũng là một phong tục đẹp, sâu nặng ân tình, thuỷ chung gắn bó với quê đảo yêu thương.

Từ năm 2010, khi đình làng An Hải được phụng dựng, linh vị thần hoàng, các vị tiền hiền và tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải được rước về thờ tự ở đình làng. Tuy vậy, vong linh những người lính Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn còn được thờ vọng tại Âm linh tự và người dân thường xuyên đến dâng hương hành lễ.

Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.
Kết quả hình ảnh cho âm linh tự
Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hàng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gởi.

Theo lời kể của các bậc cao niên, khoảng đầu thế kỷ XIX, hai làng An Vĩnh và An Hải (nay là xã An Vĩnh và xã An Hải) đã có đình làng và nghĩa tự. Tuy nhiên, đến khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đình làng An Vĩnh bị hư hại, dân làng rước các linh vị thờ thần hoàng, các vị tiền hiền về thờ ở Âm linh tự. Vì vậy, trong hơn nửa thế kỷ, Âm linh tự làng An Hải là nơi sinh hoạt tâm linh, lễ hội dân gian tập trung của cộng đồng cư dân sở tại.

Đặc biệt, vào tiết Thanh minh hằng năm bà con các dòng tộc làng An Hải tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Âm linh tự, một nghi lễ đặc biệt nhằm tưởng vọng và tri ân nghĩa liệt sỹ của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cùng các dân binh, tráng đinh đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, trú phòng trên các quần đảo, chống trả quân cướp biển để bảo vệ tàu thuyền, ngư dân cùng sự yên lành của làng quê đất đảo.

Sử cũ chép rằng, dưới thời chúa Nguyễn và tiếp sau đó là triều đại nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cho thành lập các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để thu lượm hải vật, sản vật, đo đạt hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền đối với các quần đảo này.

Tài liệu, bản đồ, các trang ghi chép của những nhà truyền giáo, nhà buôn, các sỹ quan hải quân và các nhà thám hiểm phương Tây cũng góp phần chứng minh sự hiện diện khá thường xuyên của các lực lượng dân sự và quân sự người Việt tuần phòng trên vùng biển tiếp giáp hoặc cập thuyền đồn trú trên quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Với những người lính làm nhiệm vụ tuần phòng trên đảo Hoàng Sa, ròng rã 6 tháng ròng lênh đênh sóng nước cùng những chiếc thuyền câu (điếu thuyền, tiểu điếu thuyền, di chuyển nhanh, dễ xoay trở trên những vùng biển nhiều rạn san hô), thường xuyên đối mặt với sóng cả, gió to, thì cái chết, dù bất cứ nguyên nhân nào, cũng đồng nghĩa với việc lấy lòng biển bao la làm nơi mai táng hình hài.

Trong hành trang chuẩn bị cho chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài những vật dụng thiết yếu dùng cho người đi biển, mỗi thuỷ thủ can trường của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn tự mình chuẩn bị 1đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán, phiên hiệu.

Nếu không may người thuỷ thủ qua đời thì những đồng đội trên thuyền sẽ bó thi hài người xấu số cùng với chiếc thẻ khắc tên vào trong manh chiếu,  nẹp dọc 7 thanh tre rồi buộc chặt lại bằng 7 sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đưa tiễn giản đơn, thi hài sẽ được đem thả xuống biển.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.

Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật… Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.

Từ bao đời nay, mộ gió của những người lính Hoàng Sa suốt dặm dài lịch sử vẫn được người dân đất đảo hương khói, chăm nom để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân giữ cõi, bỏ mình trên khói sóng phong ba.

5. Lăng thờ cá ông

Từ bao đời nay, cư dân lênh đênh trên biển cả mênh mông, ngày đêm đánh bắt hải sản, lúc gặp sóng to, gió lớn mà tai qua nạn khỏi một cách không ngờ tới thì họ càng tin vào một đấng thần linh chở che, phù hộ cho mình, bởi vậy từ lâu, trong tâm thức người dân, cá Ông là vị thần linh thiêng, nơi gửi gắm niềm tin trong những ngày tháng lênh đênh trên mặt biển. Không thể kể hết những trường hợp cá Ông rẽ sóng dữ cứu người...đây được xem là nét tiêu biểu đặc trưng nhất của văn hoá cư dân miền biển. 


Đối với Huyện Đảo Lý Sơn có tới 90% ngư dân sống bằng nghề biển và từ lâu trong tâm thức, ngư dân ở đây biển luôn đặt niềm tin vào sinh vật khổng lồ vừa “hiền” vừa “thiêng” là loài cá voi, mà họ gọi một cách kính trọng là cá Ông, hoặc Ông. Mỗi khi gặp hoạn nạn sóng to, gió lớn, chìm tàu, ghe… người đầu tiên họ nghĩ và cầu cứu là cá Ông. Hoặc những mùa biển thất bát, chỉ vào lăng Ông cúng, cầu xin… thì mỗi chuyến ra khơi thuyền lại đầy tôm, cá. Nhiều ngư dân cho rằng, họ đã được cá Ông giúp đỡ sau khi cầu cứu… … tín ngưỡng đó đã trở thành văn hoá tâm linh, gắn bó không thể tách rời đối với cư dân biển. 


Cá Ông ở đây chính là cá voi lưng xám mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải, vị thần sinh ra từ mảnh áo cà sa của Quan âm Bồ tát. Dù cá Ông được thờ cúng nhiều nơi, nhưng chưa có nơi nào như ở Lý Sơn lại có nhiều “Ông lớn” và được thờ tự long trọng, kính cẩn đến như vậy.

Ngư dân nơi đây vẫn hết sức sùng kính cá voi nếu ai phát hiện cá voi chết dạt vào bờ thì người đó có trách nhiệm chịu tang, còn việc mai táng cá voi do cộng đồng thực hiện, với nghi thức hết sức tôn nghiêm. Hiện trong chính điện đền làng, xương cốt “cá ông” tiền bối được để trong hộp bọc vải đỏ. Những xác “cá ông” to, nhỏ đều được quy tập về chôn cất và thờ cúng tại đền.

Hiện nay, tại huyện đảo Lý Sơn có đến 13 lăng, miếu đền thờ cá Ông (đó là chưa kể những cá voi mới được ngư dân lai dắt từ các ngư trường về chôn cất sau này chưa cải táng). Trong đó lăng Tân nơi đang giữ lưu và thờ tự bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam được ngư dân Lý Sơn tôn vinh là lăng  Đồng Đình Đại Vương vị thần có quyền lực nhất trên biển Đông.

 Tại Huện Đảo Lý Sơn, dù với diện tích chưa đầy 10 km2 nhưng lại có đến hơn 10 lăng, sở thờ cá Ông, chưa kể bát nhang thờ vọng tại các hộ gia đình. Trong đó lăng Tân (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là lăng chính, có lịch sử lâu đời nhất và là nơi thờ tự ngài Đồng Đình Đại Vương và Đức ngư Nam Hải.



6. Đình làng An Hải

Đình làng An Hải được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820 bằng nguyên liệu tre, tranh, gỗ tại địa phương và được dân làng gọi là “Sở Tam phủ”. Sở Tam phủ thờ Thiên Địa, Thánh Thần, Tam Hoàng, Ngũ Đế,  7 vị Tiền hiền, và 24 vị Hậu hiền làng An Hải. ĐÌnh Xây dựng theo quy mô, bề thế, gồm cả tiền đường và chính điện theo kiểu kiến trúc hình chữ nhị khá quen thuộc của các đình làng miền Trung  lúc bấy giờ. Một thời gian sau đó, dọc theo bờ biển, bên tả và bên hữu đình làng, nhiều công trình thờ tự khác dần dần được dựng lên: Chùa Bà, chùa Ông, Nghĩa tự (Âm Linh tự), miếu Thành Hoàng, đền thờ Tiên công, miếu Quỷ, lăng thờ Cá Ông... 

Kết quả hình ảnh cho Đình làng An Hải đảo Lý Sơn


Từ năm 1820 đến nay, đình làng An Hải đã trải qua nhiều đợt tu bổ và xây thêm công trình, vào các năm 1926 (tu bổ), 1938 (xây mới hậu tẩm), 1943 (xây mới chính điện và tiền đường), 1999 (đại tu chính điện và tiền đường), 2007 (đại tu hậu tẩm). Về cơ bản, kiến trúc hiện nay của đình An Hải định hình trong lần trùng tu năm Bảo Đại thứ 18 (Nhâm Thân – 1943), song trong những lần sửa chữa, trùng tu về sau, một số chi tiết kiến trúc đã có sự thay đổi, hoặc mất hẳn.

Kết quả hình ảnh cho Đình làng An Hải đảo Lý Sơn


Đình làng quay mặt ra biển, theo hướng đông nam, sau lưng là ngọn núi Thới Lới, kết cấu hình chữ tam (三 ) gồm tiền đường, chính điện và hậu tẩm (đình hạ, đình trung và đình thượng) bố trí trên trục đông nam – tây bắc. Phía trước đình có 2 trụ biểu, cao quá đầu người, trên đỉnh mỗi trụ đặt 1 con nghê, ánh mắt nhìn ra khơi xa. Bình phong đắp nổi hình con nghê (mặt ngoài) và long mã (mặt trong), họa tiết đơn giản nhưng đường nét tạo hình mạnh mẽ, sinh động.

Từ trụ biểu, bình phong đi qua khoảng sân rộng thì đến tiền đường. Đây là ngôi nhà có diện tích chừng hơn 100m2, chia làm 3 gian 2 chái, mái sau liền kề với mái nhà chính điện ở phía trong. Tiền đường có lối kiến trúc kiểu xuyên trính, đài lương (còn gọi là nhà đâm trính , nhà chày cối, nhà rường ...). Nền nhà có chiều rộng 23 thước ta, chiều dài 32 thước, cao 1 thước so với mặt đất.

Bộ phận chịu lực chủ yếu gồm 18 cột (8 cột cái và 10 cột con) cùng các liên kết xuyên trính. Tám cột cái (bát trụ) làm điểm tựa chủ lực ghép nối với hệ thống kèo thành 4 bộ vì. Các cột hàng nhất, hàng nhì và cột hàng ba trong cùng một vì nối với nhau ở đầu cột bằng thanh  kèo cái đặt nằm nghiêng theo chiều dốc của mái.




Kèo cái gồm nhiều thanh liên kết nhau từ cột cái ra cột nhì, cột ba, theo kiểu kèo chồng, để đuôi kèo dưới đặt lên đầu kèo trên, gọi là kèo đoạn (kèo vỏ đậu). Hai bên mặt kèo có kẽ rãnh chỉ theo các cạnh, đầu kèo đưa ra ngoài chạm hình hoa lá. Ở cột cái đầu hồi, giữa lưng chừng là chỗ liên kết kèo nóc và kèo quyết (kèo xó) dùng để đỡ hai mái thấp xoè ra hai bên của chái nhà. Kỹ thuật xẻ rãnh cho phép xuyên thanh kèo qua đầu cột, cố định bằng các ngàm (miệng cột), lèn chặt bằng các xà gồ phía trên.

Trính và xuyên tạo thành hệ thống liên kết khung nhà theo hai chiều ngang dọc, sử dụng kỹ thuật đâm mộng qua  đầu cột có khóa chốt. Phía trên thanh trính, tại trung điểm có một khuôn gỗ làm đòn kê gọi là “cối” (đầu kê). Dựng trên miệng cối là “trổng” (trụ) có hình dáng chày giã gạo. Đầu trên trổng kết nối với đỉnh bằng thanh gỗ dang ngang gọi là “ấp quả”. Tất cả bộ phận cối, trổng và ấp quả như một người ngồi xếp bằng trên bệ (cối) đưa hai tay đỡ hai chiếc kèo trên cùng (kèo mái).

Vách trước nhà tiền đường là 3 gian cửa bàn khoa “thượng song, hạ bản” gồm một gian chính và 2 gian phụ, ngạch cửa tương đối cao, khiến người ra vào phải dừng lại trước khi nhấc chân bước qua. Trước đây, mỗi gian cửa có một đôi “mắt cửa” trang trí hình hoa cúc. Hiện nay, các gian cửa bàn khoa đã bị hư hỏng và được thay bằng 3 gian cửa ghép đai bản cổ điển và không có mắt cửa.

Hiên nhà tiền đường có 6 hàng cột đối xứng xây bằng gạch. Bốn cột trong hình trụ tròn, hai cột chái hiên hình trụ vuông. Hai cột giữa đắp rồng cuốn; hai cột đối xứng tiếp theo đắp nổi hai câu đối chữ Hán. Dưới chân hai cột đầu chái có đôi con nghê đắp bằng tam hợp chất, lỏi gạch, ngoài ghép mảnh sứ , quay đầu vào nhau, tai vểnh, mắt lồi, lông bờm dựng đứng.

Nhà tiền đường lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí “lưỡng long hồi đầu”, trung điểm là mặt trời - cầu lửa, đầu hồi đắp nổi long phù. Bờ quyết trang trí “hạ long, thượng phụng”, đầu bờ quyết trang trí “lý ngư hóa long”.





Bên trong tiền đường đặt bàn thờ cô hồn, kiệu rước thần chủ, chiêng, trống, hương án. Trong những dịp tế lễ, tiền đường là nơi những người hành lễ chỉnh đốn y phục, chuẩn bị lễ vật trước khi dâng cúng ở chính điện.

Chính điện tiếp sau tiền đường, nối với tiền đường bằng hệ thống máng đưa nước mưa từ mái sau tiền đường và mái trước chánh điện đổ sang 2 bên. Tiền đường là ngôi nhà lợp ngói âm dương, một gian hai chái, tường gạch trát tam hợp chất. Hai đầu vách chừa hai cửa vòm vừa để ra vào vừa có chức năng đưa ánh sáng từ bên ngoài vào nội thất và thông khí.

Bộ khung ngôi nhà chánh điện có 16 cột, chia thành 4 hàng, mỗi hàng 4 cột; 2 hàng giữa là khung đỡ kèo, 2 hàng bên là cột hiên. Các bộ vì chịu lực chia không gian ngôi nhà thành một gian, hai chái. Trính vừa liên kết các hàng cột theo chiều ngang, vừa đỡ hệ thống kè thông qua các trụ “chày cối”, đầu choãi cánh dơi. Trang trí đỉnh bờ mái chánh điện không khác mấy so với tiền đường với các mô típ: song long hồi đầu, phụng vũ, long giáng, lý ngư...

Nội thất chính điện thiết đặt bàn thờ Tam hoàng Ngũ đế, Ngũ vị tiên nương, Chúa Ngung man nương, tiền hiền, hậu hiền.




Hậu tẩm nằm ở phía trong cùng của ngôi đình. Đây là gian nhà được xây bằng tam hợp chất, hai bên vách hông có trổ cửa nhỏ để ra vào. Mái hậu tẩm cắt chồng cổ diêm, tạo không gian thông thoáng, nuôi dưỡng luồng sinh khí chạy dọc nội thất ngôi đình, từ tiền đường vào chính điện đến hậm tẩm. Bốn mặt cổ diêm đắp nổi trang trí hoa lá, chim muông. Nóc hậu tẩm trang trí lưỡng long cuộn hồ lô, bốn góc mái trang trí đắp nổi “thượng phụng, hạ long”.

Đình làng An Hải là di tích kiến trúc tín ngưỡng tiêu biểu nhất trong hệ thống kiến trúc tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn. Nghệ thuật trang trí của đình làng An Hải thể hiện quan niệm về sự quân bình âm dương, mong muốn về sự trường tồn vĩnh cửu. Đình là trung tâm của hệ thống dinh, đình, miếu, tự chạy dọc bờ biển vùng cực đông đảo Lý Sơn. Phía nam đình làng là Nghĩa tự (Âm linh tự), nơi thờ phụng các vong linh oan hồn, cô hồn. Đã thành tập tục, trước mỗi chuyến đi biển, ngư dân làng An Hải sắm sanh đèn hương, hoa quả đến đây để xin thánh thần, người khuất mặt phù trợ cho chuyến  ra khơi an toàn. Đến khi trở về lại mang phẩm vật đến làm lễ tạ (hoàn nguyện) kính cẩn, chân thành. Tiếp giáp đình làng về phía bắc lần lượt là nhà thờ Tiền hiền, miếu Thành hoàng, đền thờ Tiên công... 



Đình làng An Hải là trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng cư dân làng An Hải ngày trước, xã An Hải ngày nay. Theo định lệ cổ truyền, hàng năm tại đình làng diễn ra nhiều sinh hoạt lễ hội như: Lễ trồng đu, lên phướn (24 tháng chạp âm lịch), lễ rước thần đầu năm (mùng 1 tết), lễ rằm Thượng Nguyên (14/1), lễ Động thổ (mùng 3 tết), lễ Cầu an (tế xuân - tháng 2), giỗ Tiền hiền (20/2), lễ tết Đoan dương (2/5), lễ rằm Trung nguyên (14/7), lễ tạ Kỳ yên (tế Thu; tháng 8), lễ rằm Hạ nguyên (14/10), lễ tế Thanh minh và tế lính Hoàng Sa (rằm tháng 3)... 


Cùng với tế lễ là sinh hoạt hội hè, thu hút đông đảo dân làng và khách thập phương:  Hội đua thuyền chơi xuân (Cạnh độ du xuân, mùng 4 đến mùng 7 âm lịch), hội đô vật (mùng 3, mùng 5 và mùng 7), hội chơi đu (mùng 1 đến rằm tháng giêng), hội cướp bòng (mùng 7 tết)...

7. Hồn Mù Cu


Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi gồm 3 hòn đảo là Đảo Lớn, Đảo Bé và hòn Mù Cu. Đảo Lớn còn gọi là Cù Lao Ré, là trung tâm của Lý Sơn. Đảo Bé còn có tên gọi khác là An Bình. Hòn Mù Cu ở phía đông, nằm sát Đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở.

Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo Lý Sơn cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Ở đây có những hòn đá đen độc đáo, nơi ngắm mặt trời mọc rất đẹp.

Kết quả hình ảnh

Nếu bạn muốn đến Đảo Lý Sơn để tắm biển hãy chọn mùa 6 đến tháng 9 đây là thời tiết đẹp rất thuận tiện để tắm biển hay vui chơi các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển, bên canh đó nếu bạn chọn mùa tỏi thì nên đi vào tháng 9 đến tháng 12.


Vẻ đẹp lãng mạn tại biển đảo Lý Sơn

Khi đến đây bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn được ngâm mình trong dòng nước trong vắt như ngọc bích và thả hồn thư giãn trong thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp là những trải nghiệm khó quên với mỗi du khách.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618