Đối với Huyện Đảo Lý Sơn có tới 90% ngư dân sống bằng nghề biển và từ lâu trong tâm thức, ngư dân ở đây biển luôn đặt niềm tin vào sinh vật khổng lồ vừa “hiền” vừa “thiêng” là loài cá voi, mà họ gọi một cách kính trọng là cá Ông, hoặc Ông. Mỗi khi gặp hoạn nạn sóng to, gió lớn, chìm tàu, ghe… người đầu tiên họ nghĩ và cầu cứu là cá Ông. Hoặc những mùa biển thất bát, chỉ vào lăng Ông cúng, cầu xin… thì mỗi chuyến ra khơi thuyền lại đầy tôm, cá. Nhiều ngư dân cho rằng, họ đã được cá Ông giúp đỡ sau khi cầu cứu… … tín ngưỡng đó đã trở thành văn hoá tâm linh, gắn bó không thể tách rời đối với cư dân biển.
Cá Ông ở đây chính là cá voi lưng xám mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải, vị thần sinh ra từ mảnh áo cà sa của Quan âm Bồ tát. Dù cá Ông được thờ cúng nhiều nơi, nhưng chưa có nơi nào như ở Lý Sơn lại có nhiều “Ông lớn” và được thờ tự long trọng, kính cẩn đến như vậy.
Ngư dân nơi đây vẫn hết sức sùng kính cá voi nếu ai phát hiện cá voi chết dạt vào bờ thì người đó có trách nhiệm chịu tang, còn việc mai táng cá voi do cộng đồng thực hiện, với nghi thức hết sức tôn nghiêm. Hiện trong chính điện đền làng, xương cốt “cá ông” tiền bối được để trong hộp bọc vải đỏ. Những xác “cá ông” to, nhỏ đều được quy tập về chôn cất và thờ cúng tại đền.
Hiện nay, tại huyện đảo Lý Sơn có đến 13 lăng, miếu đền thờ cá Ông (đó là chưa kể những cá voi mới được ngư dân lai dắt từ các ngư trường về chôn cất sau này chưa cải táng). Trong đó lăng Tân nơi đang giữ lưu và thờ tự bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam được ngư dân Lý Sơn tôn vinh là lăng Đồng Đình Đại Vương vị thần có quyền lực nhất trên biển Đông.
Tại Huện Đảo Lý Sơn, dù với diện tích chưa đầy 10 km2 nhưng lại có đến hơn 10 lăng, sở thờ cá Ông, chưa kể bát nhang thờ vọng tại các hộ gia đình. Trong đó lăng Tân (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là lăng chính, có lịch sử lâu đời nhất và là nơi thờ tự ngài Đồng Đình Đại Vương và Đức ngư Nam Hải.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét