ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL - TỔ HỢP GIÁO DỤC QUỐC TẾ HOÀNG GIA - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRẺ EM VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT -TINH THẦN - TRÍ TUỆ VÀ NHÂN CÁCH - LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN - HOTLINE: 0902641618

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

DẠY CỜ VUA CHO THIẾU NHI TẠI TP HỒ CHÍ MINH


Cờ vua một môn nghệ thuật đầy trí tuệ.  Càng khó bao nhiêu cho những ai ngoài cuộc thì càng hấp dẫn bấy nhiêu cho những chơi cờ. Mỗi trận đấu diễn ra dù chính thức hay là học hỏi đều mang nặng tính suy tư, nghiền ngẫm. Cờ vua không dành cho những ai hấp tấp vội vàng. Một môn thể thao mang đầy tính chiến lược và nghệ thuật trí tuệ. Và bây giờ thì chúng ta tìm hiểu một chút về chiến lược về cách đánh Cờ vua để giành chiến thắng về mình. Nghiền ngẫm thôi chưa đủ, bạn cần thực hành và cho mình một tư duy cờ vua nhé.
Cờ Vua – Có người giỏi chơi chiến thuật, có người giỏi chơi chiến lược. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ sự khác nhau này. Họ cho rằng, dù gì thì ván cờ cũng chỉ diễn ra trong một vài giờ, vậy chiến thuật (kế sách ngắn hạn) và chiến lược (kế sách dài hạn) có gì khác nhau?

Cờ Vua chứa nhiều giá trị biến ảo, trong đó có các giá trị triết học sâu sắc. Các con cờ đều có giá trị so sánh tương đối chính xác, được mọi người công nhận. Con Chốt có giá trị là 1, con Mã và con Tượng có giá trị là 3.5, con Xe có giá trị 5 và con Hậu có giá trị 9. Thông thường, người chơi cờ luôn có xu hướng giữ quân và khi cần phải đánh đổi, họ luôn so sánh giá trị của các quân cờ để đưa ra quyết định. Ngoài ra, vị trí của các quân cờ cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ, con Mã đứng ở giữa bàn cờ có thể kiểm soát được 8 nước, trong khi con Mã đứng ở góc chỉ kiểm soát được 2 nước. Vị trí tốt có hai loại: tốt cho phòng thủ và tốt cho tấn công. Giữ vững lực lượng, tìm những vị trí tốt nhất cho các chiến binh của mình để kiểm soát được nhiều ô trên bàn cờ và chờ đợi đối phương sai lầm là cách chơi cơ bản nhất, còn gọi là cách chơi chiến lược. Những ván cờ chơi chiến lược thường quá chặt chẽ, kéo dài và không hấp dẫn. Điển hình nhất của lối chơi này là cựu vô địch thế giới người Nga Anatoli Karpov.
Cái làm đảo lộn mọi giá trị trong bàn cờ chính là con Vua. Con Vua tuy không có sức mạnh chiến đấu, nhưng mất Vua là thua, nên giá trị của con Vua là vô hạn. Vì thế, con Chốt đang uy hiếp Vua có thể có giá trị cao hơn cả con Hậu. Sự biến đổi giá trị này không đơn thuần do vị trí mang lại, mà nó liên quan trực tiếp đến chuyện thành bại. Lối chơi tấn công trực tiếp vào Vua, sẵn sàng mất quân để có thể tiếp cận, bao vây và uy hiếp Vua đối phương chính là lối chơi chiến thuật. Lối chơi này mang tính ngẫu hứng cao, rất mạo hiểm và đẹp mắt, có thể thắng hay thua rất nhanh. Điển hình nhất của lối chơi này là Đại kiện tướng quốc tế người Nga Mikhail Tal.
Hầu hết các đại kiện tướng quốc tế đều chọn lối chơi chiến lược. Không ai chỉ biết chơi chiến thuật mà có thể trở thành vô địch thế giới. Tuy nhiên, các đại cao thủ của làng cờ thế giới qua các thời đại như Alekhin, Fisher, Anand, Kasparov,… vừa là những chiến lược gia hàng đầu, vừa là bậc thầy trong lối chơi chiến thuật. Họ sử dụng lối chơi này để đối phó khi bị đối phương ép chơi chiến thuật, hoặc khi phát hiện thấy đối phương yếu về chơi chiến thuật. Chúng ta còn nhớ, năm 2000, đại kiện tướng Hoàng Thanh Trang của Việt Nam đã thắng dòn dã ba nữ đại kiện tướng người Trung Quốc có hệ số elo rất cao, nhưng lại thua đại kiện tướng Natalia người Ucrain rất nhanh trong trận bán kết một cách đáng tiếc. Theo đánh giá của các chuyên gia cờ lúc đó, sức cờ của Hoàng Thanh Trang cao hơn, nhưng nhược điểm lớn nhất của cô là yếu trong lối chơi chiến thuật. Điểm yếu này đã bị đối phương phát hiện và nữ đại kiện tướng người Ucrain đã quyết định mạo hiểm dùng lối chơi chiến thuật để ép Hoàng Thanh Trang và giành thắng lợi.
Chiến lược là quan trọng, nhưng hiểu biết về chiến thuật là không thể thiếu. Đây là một cặp phạm trù triết học, thể hiện hai mặt của phương pháp giành thắng lợi. Sự huyền ảo của bàn cờ Vua là vô cùng. Bài này chỉ định bàn vài lời về khái niệm chiến lược và chiến thuật trong cách chơi cờ. Từ bàn cờ đối chiếu ra cuộc sống, mỗi chúng ta có thể rút ra những kết luận bổ ích cho riêng mình.
Khai cuộc là một loạt các nước đi lúc bắt đầu chơi, thông thường là được ghi nhớ sẵn, điều này giúp cho người chơi xây dựng các thế đứng và phát triển quân để chuẩn bị cho giai đoạn trung cuộc. Các thế khai cuộc thông thường được xây dựng trên nguyên tắc chiếm giữ phần trung tâm bàn cờ (gồm 4 ô trung tâm e4, e5, d4 và d5), phát triển quân, bảo vệ vua và tạo ra một cấu trúc tốt đủ mạnh. Quan điểm của cờ vua hiện đại cho rằng việc kiểm soát trung tâm không chỉ là bằng các Tốt mà còn nhờ sức mạnh của các quân khác. Một cách rất quan trọng để bảo vệ Vua và triển khai nhanh quân Xe là nhập thành nhằm đưa Vua vào vị trí khó bị tấn công, tuy nhiên không phải trong bất kỳ ván cờ nào cũng cần nhập thành. 
Việc lượng giá quân cờ là một phần quan trọng khi thực hiện việc đổi quân trong cờ vua. Các lượng giá khác nhau không đáng kể trong các sách dạy chơi cờ vua, nhưng nói chung thì người ta cho rằng Hậu trị giá 9 điểm, Xe trị giá 5 điểm, Tượng và Mã đều trị giá 3 điểm và Tốt trị giá 1 điểm. Do việc mất Vua tương đương với thua cờ nên giá trị của nó là vô hạn, trong cờ tàn nó khoảng 3,5 điểm. Trong lập trình cờ vua, thường người ta cho Vua một giá trị rất lớn nào đó (chẳng hạn 2000 điểm). Giá trị thực sự và tầm quan trọng của quân cờ thực ra là không thể chỉ gán đơn giản như vậy do nó còn phụ thuộc vào thế cờ. Ví dụ một quân Xe đang nằm ở vị trí xấu không có giá trị bằng một con Mã đang có thế đứng tốt. Nếu một người chơi thực hiện việc thí quân (cho phép đối phương bắt quân có trị giá cao của mình) thì thông thường họ sẽ bỏ qua các giá trị danh định dành cho quân đó để đổi lấy các ưu thế về chiến lược hay ưu thế về vị trí của các quân đang tấn công.
Một số nguyên lý cơ bản về thế cờ phổ biến đối với phần lớn các chiến thuật cờ và bẫy cờ như:Nĩa [còn gọi là đòn đôi] (tiếng Anh : fork) là một tình huống khi một quân di chuyển tới vị trí mà nó uy hiếp hai hay nhiều quân của đối phương cùng một lúc. Nó thông thường là rất khó cho đối phương để bảo vệ cả hai quân của mình trong cùng một nước đi. Ghim [còn gọi là giằng quân] (tiếng Anh : pin) cũng có thể sử dụng để ngăn chặn đối phương di chuyển quân bằng cách đe dọa gián tiếp bất kỳ quân nào đứng sau quân bị ghim nếu quân bị ghim đó di chuyển. Xiên (tiếng Anh :skewer) là một tình huống ngược với ghim khi quân có giá trị cao hơn đang bị tấn công và nó lại đứng trước quân ít giá trị. Một loại hình khác là một quân di chuyển ra khỏi vị trí mà nó đang đứng để mở đường cho quân khác tấn công gọi là “mở đường bắt quân”. Các nguyên lý chiến thuật khác còn có: nước trung gian (dịch của zwischenzug trong tiếng Đức, có nghĩa là khi một bên đe dọa tấn công một mục tiêu nào đó, thay vì bảo vệ mục tiêu thì đối phương phản công vào mục tiêu khác nhằm giảm áp lực lên các quân đang bị tấn công của mình), xói chân (tức là khi quân đối phương được bảo vệ bằng ít lực lượng hơn so với lực lượng tấn công thì người ta thường tìm cách đổi quân để thu được ưu thế về lực lượng, chủ yếu là đánh vào các quân bảo vệ để đánh mất sự ràng buộc bảo vệ của chúng), quá tải (tức là khi một quân bị hãm vào thế phải chống đỡ và bảo vệ nhiều mục tiêu) và che mặt (khi người chơi di chuyển một quân vào vị trí mà nếu đối phương bắt quân đó bằng bất kỳ quân nào đều dẫn đến tình trạng mà lực lượng của người đó sẽ có lợi thế hơn hẳn trong các nước đi tiếp sau đó như phong Tốt thành Hậu, bắt được quân có giá trị hơn do nó đã bị mất sự bảo vệ).
Trong quá trình tàn cuộc các Tốt và Vua trở nên tương đối mạnh hơn do khi đó lực lượng quân nặng và nhẹ của cả hai bên đều suy giảm rõ rệt. Cả hai bên khi đó đều có xu hướng di chuyển Tốt thật nhanh nhằm phong cấp cho nó. Nếu một người chơi có ưu thế rõ rệt về lực lượng thì việc chiếu bí chỉ là vấn đề thời gian và ván cờ sẽ kết thúc nhanh chóng, nhưng nếu ván cờ là tương đối cân bằng về lực lượng thì việc nắm chiến thuật cờ tàn là rất quan trọng. Trong các giải cờ tính giờ thì việc kiểm soát nhịp độ (thời gian cho mỗi nước đi) là cực kỳ quan trọng khi còn ít quân trên bàn cờ. Trong nhiều trường hợp, người chơi có ưu thế về lực lượng nhưng lại thua cờ do hết thời gian. Ngoài ra khi lực lượng không đủ để chiếu bí và cả hai đã thực hiện đủ số nước đi quy định theo thời gian mà không có sự di chuyển quân Tốt thì ván cờ dẫn đến hòa. Ví dụ người chơi còn 1 Vua và 2 Mã thì trong phần lớn các trường hợp không thể chiếu bí đối phương chỉ còn 1 Vua (có một thế ngoại lệ).

HỆ THỐNG TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
*** TP. Hồ Chí Minh ***

Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Quận 337 Đường số 4, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TPHCM

Quận 9 : 2A1 Đường 359, Phường Phước Long B, Quận 9, TPHCM

Quận Gò Vấp: 111 Đường Nguyễn Thái Sơn, P.4, Q.Gò Vấp, TPHCM

*** Bình Dương ***
- Thuận An : A1B101 CC Becamex, KDC Viêt Sing, Phường An Phú - TX.Thuận An - Bình Dương
 - Tân Uyên : Số 123 Khu phố Khánh Hòa, Phường Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương
-----------------------------------------------------
Email : coquocte@gmail.com
Điện thoại : 08.6274.55.88    -   Hotline : 090.264.1618

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618