ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL - TỔ HỢP GIÁO DỤC QUỐC TẾ HOÀNG GIA - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRẺ EM VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT -TINH THẦN - TRÍ TUỆ VÀ NHÂN CÁCH - LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN - HOTLINE: 0902641618

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc


Tác phẩm nghệ thuật tồn tại dưới một loại hình nghệ thuật cụ thể và  như vậy nó có khả năng phản ảnh sự đa dạng của hiện thực, bằng nhiều quan hệ thẩm mĩ. Nghệ thuật học vì vậy quan tâm đến đặc trưng của các thể loại nghệ thuật. Lịch sử mỹ thuật đã chứng minh trong việc mô tả hiện thực, mỗi thể loại nghệ thuật có khả năng riêng của mình. Heghen đã nêu vấn đề là tác động của nghệ thuật đối với con người thông qua các hình thức muôn vẻ của cảm xúc thính giác, thị giác và tác động của nghệ thuật đến tình cảm hay nhận thức của con người tùy thuộc vào các yếu tố được sử dụng có tương ứng với nó hay không trong từng tác phẩm.

6
Tác phẩm điêu khắc Moses, đá, của Michelangelo

Trên thực tế, nghệ thuật nào cũng có tiếng nói tự thân của nó. Tiếng nói tự thân là tiếng nói của từng thể loại mang đặc trưng của thể loại đó. Hội họa và điêu khắc đều là nghệ thuật tạo hình, đều tác động qua thụ cảm thị giác, nhưng tiếng nói của chúng cũng khác nhau, sự khác nhau đó chính là ngôn ngữ của nó. Cái khác nhau là cái quý giá cần tìm đến, vì nó đã dành cho mỗi loại hình nghệ thuật khả năng để do đấy mà giác quan của con người trở thành giác quan thấm nhuần mầu sắc tinh thần và được phân hóa một cách phong phú, tế nhị nhất trong thụ cảm cái đẹp của thế giới. Các thể loại nghệ thuật đều mang dấu vết vật chất tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu nhiều mặt của đời sống tinh thần. Chỉ riêng với điêu khắc đã thấy một cuộc sống hình khối được hình thành. Cuộc sống ấy dù là ổn định hay thiên di, đã xác định những trạng thái ý thức, những khu vực tâm lí mà không có chúng thì tài năng của nhiều khu vực hóa ra mờ nhòa. Nước Hy Lạp xưa kia đã tồn tại một cái bệ đỡ về mặt địa lý, do một luồng tư tưởng nhất định của những con người mang phong cách văn hóa (đại diện là kiến trúc và điêu khắc) với tư cách là khu vực, nếu không có nó sẽ không có một Hy Lạp, mà chỉ có một vùng sa mạc đầy ánh sáng. Hình khối có cuộc sống của những tác phẩm điêu khắc đã nhập vào nhiều quốc gia, trong từng thời kì lịch sử như điêu khắc Roman Gothic thời trung cổ như nữ hoàng Nephetiti, thầy Thư Lại ở Ai Cập v.v… Từng pho tượng với hình khối riêng độc đáo  đã gây nên xúc động ở mỗi người về một sức mạnh hay một vẻ đẹp bất ngờ. Bài ca lên đường của Phrăng xoa Rút đờ (Francois Rude) đã thể hiện trong đó một bài ca chiến đấu. Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích đã khéo vay mượn ở chất đá cái trừơng cửu để mọi người gửi gắm vào đó cái tâm thiện, lòng khát khao bình lặng. Ngày nay ngôn ngữ của hình khối thêm giàu có, sự tồn tại của chúng trong không gian và thời gian càng thêm ý nghĩa khi tiếp xúc với con người. Với Pi-e đại đế vẻ đẹp thêm kì vĩ, với Maia sự khép mình trong khung cảnh không phá vỡ môi trường của hiện tại mà vẫn như nhắc lại quá khứ của Maia. Kể từ khi Cột vô tận,  Bàn yên lặng của Brơn-cu-xi (Brancusi) ra đời điêu khắc đã phát huy đầy đủ ngôn ngữ của hình khối trong không gian, biết kết hợp hiệu quả với chất liệu và kĩ thuật thi công. Sự tồn tại và phát triển của nó đã thực sự là hình ảnh nối tiếp vô cùng tận của những thành quả kế tiếp nhau trong lịch sử. Việc nghiên cứu ngôn ngữ điêu khắc đã trở nên cần thiết, không những đối với người sáng tác mà còn đối với người thưởng thức. Có như vậy mới đưa điêu khắc vào đường trục tiến hóa để đồng nhất con người với tiến triển mau lẹ của khoa học. Sự bắt đầu của nghệ thuật điêu khắc giản dị như những khối đá trong các khu mộ của người nguyên thủy. Một hoạt động nghệ thuật không đòi hỏi một thứ kĩ thuật thông thái nào.
1. constantin brancusi - maiastra 1912
Brancusi, Maiastra, đồng

bird
Brancusi, Bird, đồng

the-seal-1943.jpgblog
Brancusi, The seal, đá

 Thiên nhiên đã cung cấp cho nguyên liệu và phương tiện. Nghệ thuật điêu khắc cũng giống như trẻ em đã nặn trên đất hay trên tuyết, giống như những  nghệ nhân dân gian tạo hình các con giống rồi dần dần qua thời gian điêu khắc đã tạo nên một hiện thực với những đặc thù của thể loại. Cho nên, dù có dễ dàng về chất liệu, đơn giản như các trò chơi nặn hình tập bắt chước thiên nhiên giống cách nặn hình của các em nhỏ, điêu khắc vẫn là một loại hình sáng tạo và ở đó người ta có thể tìm thấy chứng cứ của sự phát triển. Một sự tiến triển như Mi-kê-lăng-giê-lô và Rô-đanh đã sáng tạo. Các ông đã dùng bàn tay của mình nhào nặn bàn tay của một người sáng tạo khác. Trong chuỗi sáng tạo này, điêu khắc đã thể hiện những ưu việt của nghệ thuật không gian tiếp thu thế giới khách quan qua những hình tượng tạo hình. Con người là đối tượng miêu tả của điêu khắc, nhưng không chỉ có con người, điêu khắc còn tái hiện súc vật, ngày nay điêu khắc còn không mô tả một biến cố cụ thể, không tái tạo hiện thực qua những hình thái của bản thân cuộc sống, như Bàn yên lặng của Brơn-cu-xi, chỉ là một khối cầu, cắt đôi xếp ngược lên nhau đặt trong một không gian nghệ thuật tạo khung cảnh lặng lẽ.
Nét chủ yếu của điêu khắc vẫn là tái hiện một hình thể qua hình thái có ba chiều, có thể tích, có diện mạo và dáng điệu, các tác phẩm điêu khắc thường được nặn từ chất liệu mềm, được đẽo đục từ chất liệu rắn như gỗ và đá. Do đấy điêu khắc có ngôn ngữ riêng, là thể loại nghệ thuật xây dựng nên những hình tượng cụ thể bằng hình khối và chất liệu, có thể sờ mó được trong một môi trường với những hoạt động của con người. Nó và hội họa bổ sung cho nhau những khả năng tạo hình. Như các tác phẩm của Mi-kê-lăng-giê-lô vẫn lộ ra những thủ pháp của hội họa, chẳng hạn như ông đã muốn uốn một đường gồ để có một chỗ gập đẹp hơn, đục sâu một nếp áo để cho hình (forme) có một bóng rõ hơn. Các nhà điêu khắc trung cổ lại không muốn cái bề ngoài của mầu sắc, các nhà điêu khắc Phục Hưng mượn ở hội họa phép viễn cận để tả chiều sâu trong không gian và ngược lại truyền cho hội họa lối vẽ thu ngắn (raccourci). Hình khối của các tác phẩm điêu khắc được nổi bật nhờ ánh sáng của môi trường. Sự tác động của ánh sáng vào các khối lồi hay lõm trong các thời điểm khác nhau sẽ có tác dụng tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Tượng Nghìn mắt nghìn tay của chùa Bút Tháp, ngoài khả năng biết vay mượn ở cánh tay thực còn biết chắp tài tình trong một cấu trúc không thực, hợp lí. Tượng đặt trong vùng ánh sáng mờ ảo. Cái mờ ảo chất đầy vào những khoảng trống của những cánh tay tạo nên cái đẹp, đáp ứng tinh thần khoan dung, đọng nhiều chất tâm linh. Ngoài khối và ánh sáng điêu khắc có thể diễn tả một cơ thể, một cử chỉ, một thái độ bằng thủ pháp dừng lại một khoảnh khắc, không có sự vận động và tiến triển, nhưng hình tượng nghệ thuật của nó vẫn nối tiếp trong tưởng tượng. Mirông đã sử dụng thủ pháp này trong tác phẩm Ném đĩa của ông để người xem tiếp nhận được ngoài vẻ đẹp của dáng điệu cái tinh thần của sự chiến thắng trong cuộc thi ném đĩa. Nói chung điêu khắc mượn ở chất liệu như đá, gỗ, đồng đã tạo nên vật cảm quan đó, cấp cho nó những hình thức liên quan với mục đích ở bản thân nó làm bật ra cái tinh thần mà nó chứa đựng.

companion-brancusi-b-2
Brancusi, Companion, gỗ

Nên ngoài tính cốt tử của hình khối, điêu khắc tái hiện hiện thực dựa vào chất liệu cụ thể, việc đục hay đắp là chủ đạo của nghệ thuật điêu khắc, điêu khắc không dựa vào mầu sắc. Vai trò của mầu sắc rất nhỏ bé, có chăng chỉ phát huy được năng lực thông qua việc sử dụng một chất liệu phù hợp. Mầu đối với tác phẩm điêu khắc là mầu của chất liệu. Nhiều tác phẩm điêu khắc nhờ vào chất liệu và mầu sắc của chất liệu đã tạo cho tác phẩm có sức biểu hiện mạnh mẽ hơn. Tượng Pi-e đại đế của Phancone là một sự thành công trong việc sử dụng chất liệu đồng, cái chắc nịch của đồng, cái mầu của đồng đã làm cho tượng tăng thêm nghị lực và sự dũng cảm. Các nhà điêu khắc đã biết rõ các chất liệu khác nhau có khả năng khác nhau trong diễn cảm. Họ tìm thấy khi sáng tác ở một chất liệu này do đặc tính của nó có nhiều khả năng giúp cho việc hình thành một khả năng nghệ thuật riêng biệt. Sự thành thạo trong việc sử dụng chất liệu là một tài năng nghệ thuật, như tài năng của các nhà điêu khắc Hy Lạp trong chinh phục chất liệu đá, như các nghệ nhân Việt Nam trong chinh phục chất liệu gỗ, như Rô-đanh trong chinh phục chất liệu đồng.
Rô–đanh đã sử dụng tính nóng chảy dễ bám khuôn và khả năng đúc chuẩn xác mà vẫn rắn rỏi cứng cáp để làm rõ nét tay, chất nặn trên pho tượng, lưu lại cảm xúc vừa nóng hổi, vừa nhiệt tình, vừa tha thiết như các tác phẩm Thời kì đồ đồng (1876).
Tuy vậy, khối hay chất liệu mới chỉ là phương tiện, còn từ những phương tiện vốn có tiếng nói riêng ấy lại tùy thuộc vào từng khả năng nghệ thuật. Với người nghệ sĩ tài năng thì mọi ẩn dấu trong chất liệu mà sự câm lặng của khối sẽ được khơi dậy những truyền cảm. Truyền cảm là thần thái của một tác phẩm. Thần thái của một tác phẩm điêu khắc hoàn toàn không căn cứ vào lối diễn tả có tính chất liệt kê hay “phiên dịch” sự kiện. Nó đòi hỏi một ước định bằng mắt với đầy đủ tính năng tinh thần và thẩm mỹ. Tượng Người suy tưởng của Rô-đanh là như vậy. Ở đây cái cảm giác suy nghĩ được gợi qua dáng ngồi hơi cúi, tay chống cằm và điểm chót là khuôn mặt. Tác giả đã làm cho sự suy nghĩ lùa vào mọi chốn trở thành lớn lao. Đặc biệt, đã kết cấu nên những khối hình biểu đạt, chú ý đến sự cường điệu của các khối, sự đường đột của các hình dáng và những tìm kiếm của những hình đắp nổi mạnh mẽ với cách nhấn mạnh những chỗ lồi và lõm.

140788_860187
Brancusi, Leda, đá

Nói sao hết các sáng tạo trong điêu khắc, nhưng một điều xảy ra cần nhấn mạnh, đó là lối diễn tả tương phản của các khối như ở các tác phẩm của Mi-kê-lăng-giê-lô bao giờ cái động lực cũng bắt cái hình thể mềm mại phải khuôn theo mình một sức sống nội tại. Tượng Thánh Moise của ông là một ông già trong dáng trầm tĩnh nhưng ẩn dấu bên trong một tâm hồn lắng đọng suy tư. Tác phẩm được thể hiện theo những khối hướng đối lập. Ở từng phía gây những ấn tượng khác nhau, phía thì trầm lặng, phía thì xáo động, tất cả nhập lại truyền cảm một tinh thần đấu tranh nội tại. Điêu khắc qua sự tồn tại của nó đến thế kỉ XX đã hết sức đa dạng và phong phú, nhiều tác phẩm với nhiều thể thức tạo hình khác nhau đã thực sự cấp cho những tình cảm và những ước vọng. Điều đó đã giải thích sự phát triển của nó không những có giá trị trong quá khứ mà còn kế tục và phát triển trong hiện tại và tương lai. Sự phát triển của nó không có gì nhiều hơn, nhưng biết sử dụng quá khứ và hiện tại, đồng nhất với nhau tạo sự phát triển không ngừng của một thể loại trong thời điểm xã hội bước vào đường trục tiến hóa để đồng nhất với những tiến triển mau lẹ của khoa học. Điêu khắc (tượng ngoài trời) cùng với kiến trúc có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức môi trường không gian thẩm mỹ, bên cạnh sự trưởng thành của công nghiệp, mang ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng những phẩm chất toàn diện ngày nay.

Nguồn ape.gov.vn

1 nhận xét:

Khóa học hè bổ ích phải mang lại ít nhất 2 điều sau đây: Thứ nhất vừa giúp trẻ củng cố lại kiến thức cũ, mở mang kiến thức mới. Thứ hai, giá trị giải trí trong các môn học phải cao nhờ phương thức giảng dạy “mới” lấy trẻ làm trung tâm để phát huy tối đa khả năng tư duy tổng hợp và óc sáng tạo.

Những môn học có thể kể đến sau đây: Cờ vua, âm nhạc, bóng đá, mỹ thuật … Tuy nhiên, để có những khóa học hè dành cho thiếu nhi không trở nên “nhồi nhét” quá tải thì biết cách học đúng phương pháp là một chuyện mà chọn nơi học “đúng chất” là một chuyện khác.

1. Cờ vua – thông minh trong tầm tay

Theo một nghiên cứu gần đây của các giáo sư trường đại học Harvard, những trẻ em có “chơi” cờ vua từ bé thì chỉ số IQ có thể tăng gấp đôi. Việc liên quan các hoạt động tư duy sẽ giúp trẻ kích thích sự phát triển của 2 bán cầu não. Từ đó, sẽ hình thành nên tư duy chính xác và quyết định nhanh chóng. Và những khóa học về bộ môn này được Trung tâm huấn luyện năng lực Hoàng Gia luôn chăm chút kỹ lưỡng và đạt chất lượng cao về yêu cầu để có những khóa học hè siêu lợi ích dành cho trẻ.

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618