ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL - TỔ HỢP GIÁO DỤC QUỐC TẾ HOÀNG GIA - ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN TRẺ EM VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC TẾ - GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT -TINH THẦN - TRÍ TUỆ VÀ NHÂN CÁCH - LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN - HOTLINE: 0902641618

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Chùa Đục, chùa Hang trên đảo Lý Sơn


Những ai từng đặt chân lên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, đều không khỏi ngẩn ngơ khi đến các danh lam thắng cảnh chùa Đục, chùa Hang.
Du khách đặt chân đến những ngôi chùa trường tồn lâu đời cùng huyện đảo quê hương đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, không chỉ thú vị với kiến trúc độc đáo của chùa Đục, chùa Hang mà hành trình đến với những thắng cảnh nổi danh xứ đảo này còn được ví như đường lên tiên cảnh với vẻ đẹp như tranh của núi, của trời, của biển đảo Lý Sơn.
Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục. Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.
Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh
Những hình ảnh dưới đây được ghi nhận từ thắng cảnh chùa Đục (Lý Sơn)

Đường lên chùa Đục men theo lối mòn dưới chân núi Giếng Trời, ngay tiền sảnh khu thắng cảnh là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét
Có hơn 100 bậc thang men theo sườn núi dẫn đường lên chùa Đục
Các điện thờ nằm sâu trong lòng núi
Chùa thờ Đức Phật và Quán Thế Âm
Ở đây dường như không có ngăn cách giữa kiến trúc nhân tạo và địa thế tự nhiên
Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, tương truyền Quán Thế Âm từng ngự ở đây để giữ bình yên cho dân đảo
Đỉnh Liêm Tự là nơi cao nhất ở núi Giếng Trời nơi chùa Đục tọa lạc
Mỗi góc nhìn từ chùa Đục trên lưng chừng núi đều trông thấy cảnh đẹp như tranh của biển đảo Lý Sơn
Rời chùa Đục, quay ngược về hướng cầu cảng rồi theo hướng đường lên núi Thới Lới không bao xa là đến Chùa Hang. Nếu đến chùa Đục phải leo thang lên núi thì để vào chùa Hang, du khách phải xuống núi. Chùa được khắc tên bằng chữ Hán Nôm là “Thiên khổng thạch tự” (dịch là chùa đá trời xây).
Chùa Hang là nơi thờ tự Phật và các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây huyện đảo. Điện thờ không quá lớn song đặt trang nghiêm giữa hang động chính. Theo người dân huyện đảo thì trong hang mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, là nơi dân đảo cư ngụ khi thời tiết khắc nghiệt. Nằm ngay sát biển, nhưng ngay lối vào hang chính lại có mạch nước ngọt. Du khách không khỏi thú vị khi ngước nhìn mạch nước chảy ra từ đá núi rêu phong. Phong cảnh nhìn từ chùa Hang lại phác họa trong ấn tượng của du khách thêm những bức tranh thủy mạc thiên nhiên ưu đãi ban cho huyện đảo Lý Sơn. 
Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận tại điểm chùa Hang
Chùa Hang nằm ngay chân núi sát bờ biển
Phải men theo lối giữa hai sườn núi để đến Chùa Hang
Kiến trúc chùa tạo nên từ các hang động nằm trong hệ thống hang động lớn nhất ở Lý Sơn nằm trong lòng núi Thới Lới
Phía trước hang thờ chính có đề 4 chữ Hán Nôm "thiên khổng thạch tự", dịch là chùa đá trời tạo
Nơi đặt bàn thờ Phật, đạt ma và 3 vị tiền hiền đã khẩn hoang xây dựng huyện đảo Lý Sơn
Mùa đông, không khí trong hang lại ấm áp, mùa hè lại mát mẻ 
Gần biển, nhưng chùa Hang lại có mạch nước ngọt chảy ra từ núi đá rêu phong khiến du khách ngẩn ngơ
Từ chùa Hang nhìn ra vẫn là những bức tranh biển đảo hùng vĩ đẹp nguyên sơ, thanh bình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618